Nguyễn Hữu Quý
John McCain: nếu Hoa Kỳ và Việt Nam có thể cải thiện quan hệ, mà tôi biết một hoặc hai điều về vấn đề này, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra.
1. Thế cờ tranh chấp Biển Đông đã đảo ngược.
Sau các sự kiện cắt cáp tàu Bình Minh 02 (ngày 26/5) và Viking II (ngày 09/6), một số báo nước ta đã từng nhận định: Trung Quốc đã chuyển từ bước áp đặt đường lưỡi bò sang giai đoạn thôn tính và làm bá chủ Biển Đông.
Tuy nhiên, sau sự kiện Mỹ tổ chức Hội thảo về an ninh hàng hải trên Biển Đông ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) [sau đây gọi tắt là Hội thảo về an ninh hàng hải trên Biển Đông] vào các ngày 20 và 21/6, thì tình hình như đã đảo ngược hoàn toàn trong toan tính của Trung Quốc.
Đây là thời điểm để người Việt Nam, đặc biệt là lãnh đạo Việt Nam có thể nghĩ đến việc cắt đứt đường lưỡi bò, nếu như có đủ sự tỉnh táo, bản lĩnh và ý chí.
Thật vậy, sau Hội thảo về an ninh hàng hải trên Biển Đông, thì đường lưỡi bò của Trung Quốc trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Chính Trung Quốc đã ý thức rất rõ về điều này.
Có thể có nhiều người còn chưa nghĩ ra; rồi đây, niềm tin của nhân dân Trung Quốc bắt đầu lung lay, và đi đến đảo lộn về cái gọi là “đường lưỡi bò” này.
Cơ sở để đưa ra các nhận định trên đây chính là, trong bài viết “Học giả TQ chính thức công nhận đường lưỡi bò không rõ ràng” được đăng trên báo điện tử giaoduc.net.vn ngày 27/6/2011 có đoạn viết:
… Học giả Trung Quốc thứ 2 tham gia hội thảo này vừa đặt câu hỏi và cũng vừa trả lời: “Nếu bây giờ mà Chính phủ Trung Quốc bỏ đàm phán song phương, chấp nhận đàm phán đa phương về vấn đề chủ quyền biển Đông thì rất khó bởi lẽ chủ quyền tính theo “đường lưỡi bò” đã ăn sâu vào tiềm thức người Trung Quốc. Bây giờ biết làm thế nào?”. Dĩ nhiên, vị học giả này cũng nói thêm rằng đó chỉ là suy nghĩ của cá nhân ông ta.
Vậy là đã rõ, trong hơn nửa thế kỷ qua, Bắc Kinh đã đưa vào sách lịch sử để nhồi nhét sự giả dối đến hàng tỷ người dân Trung Quốc về cái gọi là “đường lưỡi bò”.
Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, giới truyền thông, báo chí và các nhà khoa học Việt Nam phải lấy đây là thời điểm và là thời cơ để giải thích cho nhân dân Trung Quốc hiểu được vấn đề, bằng cách dịch tất cả các tài liệu, bài viết có liên quan đến chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, cũng như các sự kiện do Trung Quốc gây ra trong các năm qua trên Biển Đông… ra tiếng Trung Quốc và chuyển tải một cách khoa học từng bước một đến nhân dân Trung Quốc bằng nhiều con đường khác nhau.
Làm được việc này sẽ đưa lại hai hiệu quả lớn:
Thứ nhất: Nhân dân Trung Quốc hiểu được bản chất của vấn đề về Hoàng Sa, Trường Sa; hiểu được chính nghĩa đang thuộc về nhân dân Việt Nam; luật pháp quốc tế đang thuộc về phía Việt Nam.
Thứ hai: Ngược lại, niềm tin của nhân dân Trung Quốc dành cho lãnh đạo Bắc Kinh vốn giảm sút (trong nhiều vấn đề nội tại khác của Trung Quốc) lại càng thêm giảm sút nghiêm trọng; và quan trọng hơn, họ tự nhận thấy đã bị dối lừa trong hơn nửa thế kỷ dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Làm cho tình hình Trung Quốc đang phức tạp thì ngày càng phức tạp.
Trong một góc nhìn khác, việc TTXVN ngày 26/6 đưa tin “Thông tin báo chí chung Việt Nam và Trung Quốc”, đây thực chất là một bước xuống thang của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp với nước ta trên Biển Đông, nhưng để vớt vát danh dự, Trung Quốc đã nghĩ ra chiêu bài bằng việc “… Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, đặc phái viên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã gặp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc, chuyển ý kiến của lãnh đạo Việt Nam tới lãnh đạo Trung Quốc”.
Tôi nhận định rằng, sở dĩ có cuộc gặp gỡ và ra “Thông tin báo chí chung Việt Nam và Trung Quốc” nói trên chính là xuất phát từ Trung Quốc, qua con đường ngoại giao và gợi ý để Việt Nam cử người qua (tôi hy vọng, tôi nhận định chính xác sự việc này?!).
Cũng cần nói thêm: Trong quá khứ, chúng ta đều biết rằng, mặc dù bị Đại Việt không ít lần đánh cho đại bại, tơi tả, thậm chí phải đầu hàng… nhưng sau đó Thiên triều, bên cạnh âm thầm chịu nhục, thì vẫn giữ giọng nước lớn. Và lần này, tuy chưa đánh nhau đổ máu, nhưng sau khi thấy chính nghĩa của Việt Nam được thế giới ủng hộ, người Mỹ và giới học thuật uy tín hàng đầu thế giới đã trực tiếp lên án v.v… buộc Trung Quốc phải thay đổi chiến thuật trong tranh chấp Biển Đông.
Như vậy, kể từ ngày xẩy ra các sự kiện Bình Minh 02 và Viking II, và sau Hội thảo về an ninh hàng hải trên Biển Đông, thời gian vừa tròn một tháng, thế cờ đã hoàn toàn bất lợi cho Trung Quốc.
2. Cắt đứt đường lưỡi bò bằng cách nào?
Mọi việc sẽ còn rất nhiều khó khăn, bởi những toan tính và tham vọng vô độ của Bắc Kinh; tuy nhiên, khó nhưng không phải là không thể làm được; Hơn lúc nào hết, người Việt Nam cần phải tin vào công lý và luật pháp quốc tế, đặc biệt phải tin vào chính mình và tin vào Mỹ, phải dựa vào Mỹ.
Nhưng quan trọng hơn hết, Lãnh đạo Việt Nam có dám thực hiện và quyết tâm thực hiện hay không mà thôi.
Trong trường hợp dám làm (thực hiện), thì phương pháp cơ bản để cắt đứt đường lưỡi bò là:
a. Phải thực lòng chơi với người Mỹ, bởi vì chỉ có người Mỹ mới thực sự là đối trọng trên cơ điều khiển và ép được Trung Quốc vào thời điểm này và sau này.
Trong bài phát biểu của ông John McCain tại Hội thảo nói trên, đáng chú ý nhất khi đề cập về triển vọng trong quan hệ hai nước Việt-Mỹ là nội dung sau đây:
Tuy nhiên, trong các cuộc họp của tôi với Phó Chủ tịch Thứ nhất, hai người đứng đầu Quốc hội, và những người khác, rõ ràng rằng chính phủ này (VN) muốn có quan hệ tốt hơn với Hoa Kỳ. Tôi nhấn mạnh rằng chính phủ của tôi và tôi chia sẻ khát vọng này, và như vậy là điều đó không phải là không thể. Sau cùng, nếu Hoa Kỳ và Việt Nam có thể cải thiện quan hệ, mà tôi biết một hoặc hai điều về vấn đề này, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra.
Vâng, “bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra”, đó chính là thông điệp mà người Mỹ đang để ngỏ, ưu ái dành cho Việt Nam; vấn đề là, Lãnh đạo Việt Nam có nắm bắt được cơ hội có một không hai này hay không mà thôi, hay lại bỏ lỡ như lịch sử ít nhất đã hai lần bị bỏ lỡ [thời Phong kiến dưới triều vua Gia Long vào năm 1832 có cuộc tiếp xúc Mỹ - Việt đầu tiên, và lần thứ hai là sau khi đã cùng đứng trong phe đồng minh chống phát xít trong lịch sử hiện đại].
[mở ngoặc nói thêm: ông John McCain dùng từ “khát vọng” là thể hiện sự cầu khẩn của phía đối tác, tức là Việt Nam, chúng ta cùng hy vọng đã có sự nhận thức mới trong lãnh đạo cấp cao ở nước ta, đây là sự khôn ngoan rất đáng ghi nhận].
b. Nếu Lãnh đạo Việt Nam thực lòng chơi với Mỹ, thì các nội dung sau đây sẽ diễn ra (tóm tắt):
- Thượng viện Hoa Kỳ sẽ phê chuẩn Công ước về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) theo đề nghị của ông John McCain (hiện tại Hoa Kỳ chưa phê chuẩn); làm cơ sở để Hoa Kỳ can thiệp sâu vào Biển Đông.
- Hoa Kỳ sẽ đứng sau các nước ASEAN có liên quan đến tranh chấp Biển Đông, tham vấn, soạn thảo một bộ quy tắc ứng xử mới thay cho DOC-2002 ký giữa ASEAN và Trung Quốc; theo đó buộc Trung Quốc phải ký kết trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế về Luật Biển (có lợi cho Việt Nam vì sau đó không phải lo tranh chấp, bị xua đuổi, bắt bớ… trong vùng đặc quyền 200 hải lý; riêng với các đảo hiện có không bị Trung Quốc quấy nhiễu v.v..).
Trung Quốc không thể không ký, vì nếu không ký vào thì Trung Quốc đã tự vạch mặt mình một lần nữa, như vậy sẽ bị quốc tế tẩy chay, có thể bị cấm vận kinh tế v.v.. mà hậu quả ai cũng lường được.
Riêng việc này xem như đường lưỡi bò của Trung Quốc đã bị phá sản ở bước 1.
c. Từng bước, từ thiết lập Đối tác chiến lược đến Đồng minh chiến lược, kết hợp với cải tổ chính trị, thoát dần ra khỏi thảm họa phụ thuộc Trung Quốc. Đảm bảo an toàn chủ quyền biển từ thực trạng hiện có, không sợ Trung Quốc gặm nhấm, lấn dần từng bước trên Biển Đông v.v..
d. Nếu như Trung Quốc đang bằng mọi cách đẩy Mỹ khỏi tranh chấp Biển Đông, thì việc Mỹ có mặt và làm trung gian trong tranh chấp Biển Đông là một thất bại lớn về mặt chiến lược của Trung Quốc và dẫn đến đường lưỡi bò bị cắt đứt từng phần và đi đến bị cắt đứt hoàn toàn.
e. Với vị trí địa chính trị của mình cùng với cơ sở pháp lý về hồ sơ Biển Đông của Việt Nam là một trong những lý do Mỹ cần dựa vào để hạn chế Trung Quốc trong tham vọng lưỡi bò và từng bước cắt đứt lưỡi bò cũng như chiến lược kìm hãm sự trỗi dậy Trung Quốc trong tương lai.
3. Thời cơ trăm năm đang lặp lại.
Tóm lại, bằng sự chính nghĩa và những cơ sở pháp lý về hồ sơ Biển Đông; kết hợp với thiết lập quan hệ Đồng minh chiến lược với Hoa Kỳ, thì Việt Nam (và các nước ASEAN) hoàn toàn có thể cắt đứt Lưỡi bò của Trung Quốc.
Kể từ điểm này, Trung Quốc sẽ phải thay đổi vị trí đặt giàn khoan “khủng bố” CNOOC 981 so với ý định ban đầu, nếu như Việt Nam cương quyết hơn trong những ngày tới và trong tháng 7 tới, bằng những bước đi phù hợp trong mối quan hệ Mỹ-Việt-ASEAN.
Tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, tính đến những ngày cuối tháng 6/2011, đã đảo ngược hoàn toàn so với những ngày cách đây tròn một tháng, tức là cuối tháng 5/2011.
Bóng đang trong chân lãnh đạo Việt Nam, trước mắt là khung thành đối phương, trong khi thủ môn đối phương đã ra quá lố, liệu rằng chân sút là lãnh đạo Việt Nam có bình tĩnh để sút và ghi bàn?
Vận nước đang có cơ hội thay đổi, THIÊN THỜI, ĐỊA LỢI đã chin muồi, chỉ còn lại yếu tố NHÂN HÒA trong nội bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng cộng sản Việt Nam.
Thời cơ lịch sử để thay đổi vận mệnh của Đảng và của Dân tộc đang đến.
Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, một lần nữa lại được thử thách và yêu cầu được khẳng định ở thời điểm lịch sử quan trọng này.
28.6.2011
Sau các sự kiện cắt cáp tàu Bình Minh 02 (ngày 26/5) và Viking II (ngày 09/6), một số báo nước ta đã từng nhận định: Trung Quốc đã chuyển từ bước áp đặt đường lưỡi bò sang giai đoạn thôn tính và làm bá chủ Biển Đông.
Tuy nhiên, sau sự kiện Mỹ tổ chức Hội thảo về an ninh hàng hải trên Biển Đông ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) [sau đây gọi tắt là Hội thảo về an ninh hàng hải trên Biển Đông] vào các ngày 20 và 21/6, thì tình hình như đã đảo ngược hoàn toàn trong toan tính của Trung Quốc.
Đây là thời điểm để người Việt Nam, đặc biệt là lãnh đạo Việt Nam có thể nghĩ đến việc cắt đứt đường lưỡi bò, nếu như có đủ sự tỉnh táo, bản lĩnh và ý chí.
Thật vậy, sau Hội thảo về an ninh hàng hải trên Biển Đông, thì đường lưỡi bò của Trung Quốc trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Chính Trung Quốc đã ý thức rất rõ về điều này.
Có thể có nhiều người còn chưa nghĩ ra; rồi đây, niềm tin của nhân dân Trung Quốc bắt đầu lung lay, và đi đến đảo lộn về cái gọi là “đường lưỡi bò” này.
Cơ sở để đưa ra các nhận định trên đây chính là, trong bài viết “Học giả TQ chính thức công nhận đường lưỡi bò không rõ ràng” được đăng trên báo điện tử giaoduc.net.vn ngày 27/6/2011 có đoạn viết:
… Học giả Trung Quốc thứ 2 tham gia hội thảo này vừa đặt câu hỏi và cũng vừa trả lời: “Nếu bây giờ mà Chính phủ Trung Quốc bỏ đàm phán song phương, chấp nhận đàm phán đa phương về vấn đề chủ quyền biển Đông thì rất khó bởi lẽ chủ quyền tính theo “đường lưỡi bò” đã ăn sâu vào tiềm thức người Trung Quốc. Bây giờ biết làm thế nào?”. Dĩ nhiên, vị học giả này cũng nói thêm rằng đó chỉ là suy nghĩ của cá nhân ông ta.
Vậy là đã rõ, trong hơn nửa thế kỷ qua, Bắc Kinh đã đưa vào sách lịch sử để nhồi nhét sự giả dối đến hàng tỷ người dân Trung Quốc về cái gọi là “đường lưỡi bò”.
Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, giới truyền thông, báo chí và các nhà khoa học Việt Nam phải lấy đây là thời điểm và là thời cơ để giải thích cho nhân dân Trung Quốc hiểu được vấn đề, bằng cách dịch tất cả các tài liệu, bài viết có liên quan đến chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, cũng như các sự kiện do Trung Quốc gây ra trong các năm qua trên Biển Đông… ra tiếng Trung Quốc và chuyển tải một cách khoa học từng bước một đến nhân dân Trung Quốc bằng nhiều con đường khác nhau.
Làm được việc này sẽ đưa lại hai hiệu quả lớn:
Thứ nhất: Nhân dân Trung Quốc hiểu được bản chất của vấn đề về Hoàng Sa, Trường Sa; hiểu được chính nghĩa đang thuộc về nhân dân Việt Nam; luật pháp quốc tế đang thuộc về phía Việt Nam.
Thứ hai: Ngược lại, niềm tin của nhân dân Trung Quốc dành cho lãnh đạo Bắc Kinh vốn giảm sút (trong nhiều vấn đề nội tại khác của Trung Quốc) lại càng thêm giảm sút nghiêm trọng; và quan trọng hơn, họ tự nhận thấy đã bị dối lừa trong hơn nửa thế kỷ dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Làm cho tình hình Trung Quốc đang phức tạp thì ngày càng phức tạp.
Trong một góc nhìn khác, việc TTXVN ngày 26/6 đưa tin “Thông tin báo chí chung Việt Nam và Trung Quốc”, đây thực chất là một bước xuống thang của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp với nước ta trên Biển Đông, nhưng để vớt vát danh dự, Trung Quốc đã nghĩ ra chiêu bài bằng việc “… Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, đặc phái viên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã gặp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc, chuyển ý kiến của lãnh đạo Việt Nam tới lãnh đạo Trung Quốc”.
Tôi nhận định rằng, sở dĩ có cuộc gặp gỡ và ra “Thông tin báo chí chung Việt Nam và Trung Quốc” nói trên chính là xuất phát từ Trung Quốc, qua con đường ngoại giao và gợi ý để Việt Nam cử người qua (tôi hy vọng, tôi nhận định chính xác sự việc này?!).
Cũng cần nói thêm: Trong quá khứ, chúng ta đều biết rằng, mặc dù bị Đại Việt không ít lần đánh cho đại bại, tơi tả, thậm chí phải đầu hàng… nhưng sau đó Thiên triều, bên cạnh âm thầm chịu nhục, thì vẫn giữ giọng nước lớn. Và lần này, tuy chưa đánh nhau đổ máu, nhưng sau khi thấy chính nghĩa của Việt Nam được thế giới ủng hộ, người Mỹ và giới học thuật uy tín hàng đầu thế giới đã trực tiếp lên án v.v… buộc Trung Quốc phải thay đổi chiến thuật trong tranh chấp Biển Đông.
Như vậy, kể từ ngày xẩy ra các sự kiện Bình Minh 02 và Viking II, và sau Hội thảo về an ninh hàng hải trên Biển Đông, thời gian vừa tròn một tháng, thế cờ đã hoàn toàn bất lợi cho Trung Quốc.
2. Cắt đứt đường lưỡi bò bằng cách nào?
Mọi việc sẽ còn rất nhiều khó khăn, bởi những toan tính và tham vọng vô độ của Bắc Kinh; tuy nhiên, khó nhưng không phải là không thể làm được; Hơn lúc nào hết, người Việt Nam cần phải tin vào công lý và luật pháp quốc tế, đặc biệt phải tin vào chính mình và tin vào Mỹ, phải dựa vào Mỹ.
Nhưng quan trọng hơn hết, Lãnh đạo Việt Nam có dám thực hiện và quyết tâm thực hiện hay không mà thôi.
Trong trường hợp dám làm (thực hiện), thì phương pháp cơ bản để cắt đứt đường lưỡi bò là:
a. Phải thực lòng chơi với người Mỹ, bởi vì chỉ có người Mỹ mới thực sự là đối trọng trên cơ điều khiển và ép được Trung Quốc vào thời điểm này và sau này.
Trong bài phát biểu của ông John McCain tại Hội thảo nói trên, đáng chú ý nhất khi đề cập về triển vọng trong quan hệ hai nước Việt-Mỹ là nội dung sau đây:
Tuy nhiên, trong các cuộc họp của tôi với Phó Chủ tịch Thứ nhất, hai người đứng đầu Quốc hội, và những người khác, rõ ràng rằng chính phủ này (VN) muốn có quan hệ tốt hơn với Hoa Kỳ. Tôi nhấn mạnh rằng chính phủ của tôi và tôi chia sẻ khát vọng này, và như vậy là điều đó không phải là không thể. Sau cùng, nếu Hoa Kỳ và Việt Nam có thể cải thiện quan hệ, mà tôi biết một hoặc hai điều về vấn đề này, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra.
Vâng, “bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra”, đó chính là thông điệp mà người Mỹ đang để ngỏ, ưu ái dành cho Việt Nam; vấn đề là, Lãnh đạo Việt Nam có nắm bắt được cơ hội có một không hai này hay không mà thôi, hay lại bỏ lỡ như lịch sử ít nhất đã hai lần bị bỏ lỡ [thời Phong kiến dưới triều vua Gia Long vào năm 1832 có cuộc tiếp xúc Mỹ - Việt đầu tiên, và lần thứ hai là sau khi đã cùng đứng trong phe đồng minh chống phát xít trong lịch sử hiện đại].
[mở ngoặc nói thêm: ông John McCain dùng từ “khát vọng” là thể hiện sự cầu khẩn của phía đối tác, tức là Việt Nam, chúng ta cùng hy vọng đã có sự nhận thức mới trong lãnh đạo cấp cao ở nước ta, đây là sự khôn ngoan rất đáng ghi nhận].
b. Nếu Lãnh đạo Việt Nam thực lòng chơi với Mỹ, thì các nội dung sau đây sẽ diễn ra (tóm tắt):
- Thượng viện Hoa Kỳ sẽ phê chuẩn Công ước về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) theo đề nghị của ông John McCain (hiện tại Hoa Kỳ chưa phê chuẩn); làm cơ sở để Hoa Kỳ can thiệp sâu vào Biển Đông.
- Hoa Kỳ sẽ đứng sau các nước ASEAN có liên quan đến tranh chấp Biển Đông, tham vấn, soạn thảo một bộ quy tắc ứng xử mới thay cho DOC-2002 ký giữa ASEAN và Trung Quốc; theo đó buộc Trung Quốc phải ký kết trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế về Luật Biển (có lợi cho Việt Nam vì sau đó không phải lo tranh chấp, bị xua đuổi, bắt bớ… trong vùng đặc quyền 200 hải lý; riêng với các đảo hiện có không bị Trung Quốc quấy nhiễu v.v..).
Trung Quốc không thể không ký, vì nếu không ký vào thì Trung Quốc đã tự vạch mặt mình một lần nữa, như vậy sẽ bị quốc tế tẩy chay, có thể bị cấm vận kinh tế v.v.. mà hậu quả ai cũng lường được.
Riêng việc này xem như đường lưỡi bò của Trung Quốc đã bị phá sản ở bước 1.
c. Từng bước, từ thiết lập Đối tác chiến lược đến Đồng minh chiến lược, kết hợp với cải tổ chính trị, thoát dần ra khỏi thảm họa phụ thuộc Trung Quốc. Đảm bảo an toàn chủ quyền biển từ thực trạng hiện có, không sợ Trung Quốc gặm nhấm, lấn dần từng bước trên Biển Đông v.v..
d. Nếu như Trung Quốc đang bằng mọi cách đẩy Mỹ khỏi tranh chấp Biển Đông, thì việc Mỹ có mặt và làm trung gian trong tranh chấp Biển Đông là một thất bại lớn về mặt chiến lược của Trung Quốc và dẫn đến đường lưỡi bò bị cắt đứt từng phần và đi đến bị cắt đứt hoàn toàn.
e. Với vị trí địa chính trị của mình cùng với cơ sở pháp lý về hồ sơ Biển Đông của Việt Nam là một trong những lý do Mỹ cần dựa vào để hạn chế Trung Quốc trong tham vọng lưỡi bò và từng bước cắt đứt lưỡi bò cũng như chiến lược kìm hãm sự trỗi dậy Trung Quốc trong tương lai.
3. Thời cơ trăm năm đang lặp lại.
Tóm lại, bằng sự chính nghĩa và những cơ sở pháp lý về hồ sơ Biển Đông; kết hợp với thiết lập quan hệ Đồng minh chiến lược với Hoa Kỳ, thì Việt Nam (và các nước ASEAN) hoàn toàn có thể cắt đứt Lưỡi bò của Trung Quốc.
Kể từ điểm này, Trung Quốc sẽ phải thay đổi vị trí đặt giàn khoan “khủng bố” CNOOC 981 so với ý định ban đầu, nếu như Việt Nam cương quyết hơn trong những ngày tới và trong tháng 7 tới, bằng những bước đi phù hợp trong mối quan hệ Mỹ-Việt-ASEAN.
Tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, tính đến những ngày cuối tháng 6/2011, đã đảo ngược hoàn toàn so với những ngày cách đây tròn một tháng, tức là cuối tháng 5/2011.
Bóng đang trong chân lãnh đạo Việt Nam, trước mắt là khung thành đối phương, trong khi thủ môn đối phương đã ra quá lố, liệu rằng chân sút là lãnh đạo Việt Nam có bình tĩnh để sút và ghi bàn?
Vận nước đang có cơ hội thay đổi, THIÊN THỜI, ĐỊA LỢI đã chin muồi, chỉ còn lại yếu tố NHÂN HÒA trong nội bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng cộng sản Việt Nam.
Thời cơ lịch sử để thay đổi vận mệnh của Đảng và của Dân tộc đang đến.
Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, một lần nữa lại được thử thách và yêu cầu được khẳng định ở thời điểm lịch sử quan trọng này.
28.6.2011
------------------
*****
Cầu mong là như vậy, cắt lưỡi đến tận...cuống họng chúng luôn. Tui xin b về blog của tui nha.
Trả lờiXóa( Mời bác Qúy và các bạn đọc bài này nhé - http://vatinam.blogspot.com/2011/06/247018.html )
Trả lờiXóaCó phải sấm cụ Trạng Trình đã ứng nghiệm phải không bác Quý. Hay là cuộc biểu tình ở Hà Nội và TP HCM ứng vào hai câu "Bắc có thành vàng, Nam có bạch ngọc" cùng đẩy lui Tàu
Trả lờiXóaĐúng là thời cơ có một,thời cơ ngàn năm có một,người dân VN ai cũng muốn thế,chỉ còn đợi các lãnh đạo VN mà thôi,bỏ lỡ cơ hội này là có tội với tổ tông,có tội với dân tộc mà không thể có cơ hộilàm lại được nữa mà PHẢI vứt bỏ 16 chữ vàng và quan hệ 4 tốt với TQ thì mới thoát ra được cái thòng lọng TQ đang xiết vào cổ dân tộc VN
Trả lờiXóaTheo Bác Phạm Viết Đào câu "Bắc có thành vàng, Nam có bạch ngọc"; là nói miền Bắc có Su30MK2, miền Nam có Tàu ngầm, dương hạm, bác ạ.
Trả lờiXóa"phivu56 nói...
Trả lờiXóaCầu mong là như vậy, cắt lưỡi đến tận...cuống họng chúng luôn. Tui xin b về blog của tui nha."
Cuống họng của chúng là ở đâu hả bác Vũ? Ở Trường Sa, hay ở Hoàng Sa, ở Thác bản Giốc hay ở Mẫu Sơn ở Quảng Đông Quảng Tây hay Thiên An môn bác cần nói rõ ra đi. Còn theo tôi thì nhân đà này VN nói khéo với ông anh cho xin lại HS-TS là được rùi. Không có lại mang tiếng là tham lam!