++ Hãy đến với nhau bằng tấm lòng trung thực!++

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

'Binh chủng em út' xứng với 16 chữ vàng

Nguồn: baodatviet.vn
 
Bình luận của Ba Sàm:
- Tận mắt xem đặc công hải quân luyện tập (Đất Việt) Mong các anh thực sự là những thanh niên sức khỏe tốt, có trình độ, … giỏi bơi lội…Nhưng riêng về ý thức chính trị cao” thì … Hu hu! Hỏng hiểu nó là cái chi chi. “Trung với đảng” rồi mới tới “hiếu với DÂN” ư?
 
Rồi lại giật mình khi ngó thấy một bài mấy tháng trước có cái tựa  ‘Binh chủng em út’ xứng với 16 CHỮ VÀNG.  Thiệt là … “Khen ai khéo vẽ tên hay thế / Vừa đúng lưu danh, lại sướng … Tàu”, vì đó là “Đặc biệt tinh nhuệ, anh dũng tuyệt vời, mưu trí táo bạo, đánh hiểm thắng lớn,  và … không thể không nghĩ đến  “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai.
---------------------------------------------------
'Binh chủng em út' xứng với 16 chữ vàng
Cập nhật lúc :5:30 AM, 19/03/2011
Những năm 1960, cả hai miền đất nước sống trong không khí hào hùng kháng chiến chống Mỹ.
Nhà thơ Chế Lan Viên xúc động nhớ lại hình ảnh cha ông cùng cháu con ra trận viết:

“Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Huệ cưỡi voi vào Cửa Bắc
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng nước Bạch Đằng…”

Trong những ngày tháng sôi động ấy, khi cả nước đang vang vọng lời Bác Hồ: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” thì có một binh chủng đặc biệt của Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời: binh chủng đặc công với ba thành phần hợp thành gồm đặc công bộ, đặc công nước, đặc công biệt động.

Từ ngày thành lập 19/3/1967 đến nay đã 44 năm, lá cờ thêu 16 chữ vàng “Đặc biệt tinh nhuệ, anh dũng tuyệt vời, mưu trí táo bạo, đánh hiểm thắng lớn” luôn tung bay chói lọi trên hàng quân cách mạng với cách đánh tinh nhuệ, hiệu quả lớn lao.

Đặc công có thế hệ cha anh từ các đội vũ trang quyết tử, biệt động trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp, tiếp tục mở rộng, phát triển sâu trong kháng chiến.

Bộ đội đặc công trong Đại lễ 1.000 Thăng Long - Hà Nội. Ảnh: Tuấn Linh
Giai đoạn cuối chống Pháp, các trận tập kích của 16 chiến sĩ đại đội 8 mặt trận Hà Nội và 3 dân quân địa phương đánh vào sân bay Gia Lâm. Căn cứ không quân quan trọng của Pháp được canh phòng cẩn mật, do một trung đoàn Âu – Phi cùng lực lượng mật thám và hệ thống đồn bốt, mìn, dây thép gai dày đặc vẫn bị phân đội 19 người của chúng ta làm điên đảo. Kết quả, 18 máy bay bị phá hủy.
Trong trận sân bay Cát Bi (gần Hải Phòng), 32 chiến sĩ bộ đội địa phương Kiến An tập kích 6 tiểu đoàn địch được trang bị đầy đủ… Kết thúc trận đánh, 59 máy bay bị phá hủy trong vòng 15 phút và rút lui an toàn.

Hai trận đánh sân bay trên đã góp phần vào chiến cục Đông Xuân mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, là mẫu mực về cách đánh cho thế hệ sau.

Bộ đội đặc công trong thời kỳ kháng chiến.
Xa xưa, từ thời Trần cha ông ta đã có cách đánh trên sông biển lừng danh với tên tuổi Yết Kiêu, Dã Tượng. Đời sau trong chiến dịch Hà Nam Ninh 1951, Nguyễn Quang Vinh chỉ huy 1 tổ dùng thuyền nan chở thuốc nổ bí mật áp mạn đánh chìm tàu LCD. Trước đó, năm 1949 ở Long Châu Sa, bộ đội ta đã dùng thủy lôi tự tạo diệt tàu Glyxin.
Trên bộ, trên sông đã có những chiến công để bước vào chống Mỹ, đặc công bộ, đặc công thủy và đặc công biệt động phát triển mạnh vượt bậc.

Nhiều người chúng ta vẫn còn nhớ mãi hình ảnh mưu trí, dũng cảm của các chiến sĩ biệt động Sài Gòn qua các trang các sách và bộ phim “Biệt động Sài Gòn”, miêu tả chân thật các trận đánh vào sào huyệt quân Mỹ.
Trong kháng chiến chống Mỹ, được sự đùm bọc của nhân dân, sự phối hợp chiến đấu của các đơn vị bạn, bộ đội đặc công trên các chiến trường đã đánh hàng nghìn trận, loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục nghìn quân đối phương, tiêu diệt và đánh thiệt hàng trăm sở chỉ huy các cấp, phá hủy phá hỏng hàng nghìn máy bay các loại, 1.600 khẩu pháo, 9.000 xe quân sự, 400 tàu xuống chiến đấu...

Đọng lại trong tâm trí nhân dân và các em thơ, vẫn là hình ảnh anh bộ đội nói chung, anh lính đặc công nói riêng giản dị, cần cù, hiền như đất, như mọi người dân nước Việt.

Người lính đặc công Việt Nam. Ảnh: Tuấn Linh
Tiếp bước cha anh, giờ đây, các anh hàng ngày đều đặn ra thao trường, vào giảng đường, bởi những thách thức không nhỏ trước mắt. Đất nước thời mở cửa, hội nhập kinh tế thị trường… đem lại ấm no hơn và việc bảo vệ cuộc sống vật chất lẫn tinh thần càng nặng nề hơn.
Bộ đội đặc công tiếp tục phát huy tinh hoa của cha ông, truyền thống của quá khứ, tìm ra cách đánh thời hiện đại. Một trong những nhân tố thành công của đặc công, các anh hiểu đấy là có sự đùm bọc của dân và các lực lượng bạn.

Đặc công cùng các đơn vị khác tham gia chống bão, cứu hộ cứu nạn, chống lũ quét, chống khủng bố đường không, đường thủy, các cửa khẩu… Lúc nào anh cũng gắn bó với dân, vì dân.

Bộ đội đặc công không ngừng rèn luyện xứng đáng với 16 chữ vàng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã huấn thị trong ngày thành lập 19/3/1967:

“Đặc công tức là công tác đặc biệt, là vinh dự đặc biệt, cần phải cố gắng đặc biệt. Các chiến sĩ đặc công được tin tưởng đặc biệt. Có thể nói, do chiến tranh du kích phát triển cao, đặc biệt cao. Chiến thuật du kích lấy ít đánh nhiều và đi không tiếng về không tăm. Bây giờ các chú cũng thế, cũng phải lấy ít đánh nhiều nhưng mà to hơn nữa, cao hơn nữa, lấy ít đánh nhiều, lấy ít thắng nhiều.”

Năm 2002, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện nhân 35 năm ngày thành lập binh chủng:

“Cách đánh của Bộ đội Đặc công vốn có tiền đề từ truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, được Đảng và quân đội ta kế thừa, phát triển lập một trình độ mới. Đó là đỉnh cao của cách đánh giặc lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, là sự phát triển sáng tạo độc đáo của học thuyết quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.”

Nhân ngày lễ này, chúng ta gửi niềm tin cậy đến những người lính đặc công, binh chủng thuộc loại “em út” nhưng rất giàu truyền thống của quân đội ta.

Bộ đội đặc công Việt Nam:

>> Vũ khí của đặc công nước
>> Bộ đội đặc công gây ấn tượng trong tập luyện diễu binh
>> Diễn tập chống khủng bố trên sông Hồng
>> Xem bộ đội đặc nhiệm Bộ Tổng tham mưu tập luyện
>> Bộ đội đặc công luyện tập

Đặc nhiệm các nước trên thế giới:

>> Các lực lượng đặc nhiệm trong quân đội Mexico
>> Vài nét về Đội V, cây gậy của KGB
>> Đặc nhiệm Alpha, người anh của Vympel
>> KCT - Lực lượng đặc biệt của Hà Lan
>> UDT/SEAL, 'cá mập ăn thịt' của Hàn Quốc
>> SEALS: Lực lượng đột kích mạnh nhất của Mỹ
Văn Tuấn

------------------
*****

1 nhận xét:

  1. Hôm trước vô tình thấy chương trình truyền hình QĐNDVN trên nền nhạc mình nghe rõ ràng " Trung với Đảng, hiếu với Dân..." .. Choáng..! không rõ Chủ tịch Hồ Chí Minh rèn luyện QĐNDVN thế nào mà giờ lại ra thế này... Hình như truyền hình QĐNDVN không học tập làm theo lời Bác như Đảng phát động thì phải. Thật đáng chém!

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm Blog này