Nguồn: VTCVN
Nữ Bộ trưởng phạm tội diệt chủng và cưỡng bức hàng loạt
26/06/2011 08:52
(VTC News) – Cựu Bộ trưởng nữ Rwanda, Pauline Nyiramasuhuko mới bị kết án tù chung thân vì tội danh diệt chủng và ra lệnh hiếp dâm đối với nhiều phụ nữ, trẻ em ở Tutsi trong cuộc thảm sát dã man tại nước này vào năm 1994.
Sau thời gian bị truy tố gần 10 năm, mới đây, nữ Bộ trưởng “vô nhân tính” này cùng với con trai và 4 cựu quan chức chính phủ khác đã chính thức bị kết án về tội tham gia chỉ đạo, hỗ trợ cho nhiều cuộc thảm sát diễn ra tại thành phố quê hương Butare, miền nam Rwanda mà một trong số những vụ thảm sát dã man nhất là vào năm 1994 đã khiến 800.000 người thuộc dân tộc Tutsi và Hutu thiệt mạng.
Cựu Bộ trưởng Pauline Nyiramasuhuko bị kết án tù trung thân vì đã chỉ đạo và hỗ trợ cho các cuộc thảm sát dã man tại Rwanda |
Các công tố viên của Toà án Hình sự quốc tế về nạn diệt chủng ở Rwanda (ICTR) cũng lên tiếng cáo buộc nữ bộ trưởng này vì tội danh có tham gia ban hành quyết định của chính phủ nhằm thiết lập lực lượng dân quân khắp cả nước với nhiệm vụ chính là “xoá sổ hoàn toàn” dân tộc Tutsi càng nhanh càng tốt.
Trong phán quyết của toà án có đoạn: “Toà tuyên án bà Pauline Nyiramasuhuko về các tội danh bao gồm: có âm mưu diệt chủng và giết người hàng loạt, từng phát động các cuộc đàn áp, bạo lực và cưỡng hiếp… vi phạm nghiêm trọng đến nhân quyền, nhân phẩm và danh dự của nhiều người.”
Vào những năm 1994, bà Nyiramasuhuko này đã không ngừng ra lệnh hãm hiếp các bé gái và phụ nữ rồi ép họ lên những chiếc xe tải trong tình trạng không mặc gì để chở đi “hành hình”.
Gần 1 triệu người dân tộc Tutsi và Hutu đã bị giết chết trong nạn diệt chủng kéo dài 100 ngày ở Rwanda vào năm 1994 |
Trong khi đó, con trai của bà ta, Arsene Ntahobali Shalom cũng cầm đầu một lực lượng dân quân trong các vụ thảm sát từ khi mới 20 tuổi, cũng như có dính líu tới nhiều vụ hiếp dâm phụ nữ xảy ra tại Rwanda.
Theo chánh án William Sekule, những người thuộc dân tộc Tutsis đã bị sát hại sau khi trốn trong một văn phòng chính phủ tại địa phương. Ông này cho biết thêm:"Họ cứ nghĩ vào đó là sẽ được an toàn, nào ngờ lại tự biến mình trở thành nạn nhân của nạn cưỡng hiếp, bắt cóc và giết người. Những chứng cứ được tìm thấy đã mô tả đầy đủ, rõ nét nhất về những hành động tra tấn và cưỡng hiếp vô cùng tàn bạo”.
Hai mẹ con bà Nyiramasuhuko đã bị toà kết án chung thân, trong khi 3 người còn lại đều bị phạt từ 25-35 năm tù.
Phóng viên BBC Will Ross tại Đông Phi cho biết, bà Nyriamasuhuko không hề biểu lộ cảm xúc hay bất cứ thái độ nào trước tuyên án của tòa đối với 7 trong số 11 tội danh đã bị cáo buộc, mặc dù trước đó bà này đã một mực lên tiếng phủ nhận.
Đây có thể coi là phiên toà dài nhất trong lịch sử toà án ICTR kể từ khi nó bắt đầu vào năm 2011.
Cộng hoà Rwanda nằm ở miền trung và đông Châu Phi với dân số khoảng 11.400.000 người (năm 2011) bao gồm 3 nhóm người chủ yếu là: người dân tộc Hutu, dân tộc Tutsi và TWA |
Theo thông tin từ toà án, Myiramasuhuko đã bị cáo buộc vì tội tiếp tay cho dân quân tiến hành các cuộc thảm sát trên chính quê hương mình.Sau nạn diệt chủng, bà này đã trốn sang CHDC Congo, rồi đến Zaire trước khi bị bắt ở Kenya vào năm 1997, theo hãng tin AFP.
Mặc dù là trường hợp phụ nữ đầu tiên bị toà án ICTR kết tội diệt chủng, nhưng Myiramasuhuko không phải là người phụ nữ đầu tiên trên thế giới bị kết án vì tội danh dã man này. Trước đó cũng đã có nhiều phụ nữ bị kết án tội diệt chủng tại các phiên toà của Rwanda và mới nhất là 2 nữ tu sĩ ở Bỉ.
Cộng hoà Rwanda là một quốc gia nằm ở miền trung và đông Châu Phi với dân số khoảng 11.400.000 người (năm 2011) bao gồm 3 nhóm người chủ yếu là: người dân tộc Hutu, dân tộc Tutsi và TWA. CH Rwanda còn là nước có mật độ dân số cao nhất lục địa đen và được thế giới biết tới bởi nội chiến và nạn diệt chủng dã man, tiêu biểu nhất là vụ thảm sát kéo dài 100 ngày vào năm 1994 đã giết chết gần một triệu người dân tộc Hutu và Tutsi.
Cùng nhìn lại những bức ảnh kinh hoàng về cuộc thảm sát dã man năm 1994, với xương người được chất đống khắp nơi…. Bích Hảo (theo BBC)
Bà này đáng sợ thật.
Trả lờiXóaĐàn bà dễ có mấy tay!!!
Trả lờiXóaTòa án QT cần xét nghiệm ADN .Có khi mụ này là hậu duệ của Stalin.
Việt Nam ta cũng có những vụ thảm sát "cải cách ruộng đất" ở miền Bắc sau năm 1954, không biết bà này có dây mơ rễ má gì không?
Trả lờiXóaTiếc bà này không phải người VN hay Campuchea. Bà mà sinh ra ở 1 trong 2 nước này thì tên bà đã có thể được đặt cho 1 đường lớn rồi .
Trả lờiXóa