++ Hãy đến với nhau bằng tấm lòng trung thực!++

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

Bạn đọc viết: Cảm nghĩ sau khi đọc bài “Trung Quốc trúng nhiều gói thầu EPC, vì sao và làm gì?”.

Bản dịch theo tin của Thông tấn xã Ba Lan (PAP) đăng ngày 13/6/2011.
Người dịch: Đoàn Phú Hòa (Cộng hòa Czech).

Đôi lời thưa với bạn đọc:

Báo chí nước ta đã nói rất nhiều về sự hệ lụy khi giao hợp đồng cho Trung Quốc; bài viết
Trung Quốc trúng nhiều gói thầu EPC, vì sao và làm gì?”, theo tôi, đây như là một bức tranh toàn cảnh về thảm trạng này.

Không nói ra thì ai cũng biết, việc ký kết hợp đồng với Trung Cộng, mà có đến 80% các công trình trọng điểm quốc gia rơi vào tay họ như là một thảm họa đối với Tổ quốc ta.

Đến hôm nay, sau hai sự kiện gây hấn ngoài Biển Đông hôm 26/5 và 09/9/2011, thì mọi người Việt Nam yêu nước thực sự đã gọi Trung Cộng là giặc ngoại xâm thật rồi.

Sai lầm nói tiếp những sai lầm, để rồi hôm nay đất nước ta đang rơi vào thảm họa trước bọn giặc xâm lăng từ phương Bắc, chính là Trung Cộng.

Bài dịch của đọc giả Đoàn Phú Hòa sau đây cho ta một số liệu thú vị: người Ba Lan bắt nhà thầu Trung Cộng bồi thường thiệt hại với số tiền 265 triệu, trên tổng giá trị hợp đồng là 545 triệu USD (bằng 48,62% giá trị hợp đồng) chỉ vì... chậm tiến độ; và đến ngày 13/6/2011 bên Chủ đầu tư đã chính thức hủy hợp đồng với nhà thầu Trung Cộng.

Liệu những người Việt Nam, hiện đang được Nhà nước giao làm Chủ đầu tư các công trình do Trung Cộng làm chậm tiến độ, có giám làm như người Ba Lan đối với Trung Cộng?

Một cách tính đơn giản làm ví dụ: Một nhà máy Thủy Điện sau khi hoàn thành và phát điện sẽ đem về doạnh thu một ngày là A tỷ đồng; Chậm tiến độ bao nhiêu ngày (giả sử n ngày) là mất đi chừng ấy lần tiền; nghĩa là: Tổng số tiền thiệt hại=n*A (tỷ đồng); đấy là chưa kể thiệt hại khác do các ngành sản xuất phụ thuộc vào nguồn điện Quốc gia, vì không có điện nên liên tục bị cúp điện mà Bộ hoặc Sở "điên nặng" không hề báo trước...

(doanh thu của nhà máy điện mỗi ngày đơn vị tính phải là tỷ đồng; các nhà máy thủy điện lớn như Sông Đà, Ia Ly... doanh thu mỗi ngày hàng chục tỷ đồng). 
Hy vọng Quốc Hội khóa XIII sắp họp tới đây và Chính phủ sẽ có ý kiến chỉ đạo đối với tình trạng này.

Được biết, Bộ Công thương hầu hết được giao làm chủ đầu tư các công trình hợp đồng EPC với Trung Cộng; và nếu tôi không nhầm, tôi cũng không quên lời nói của ông Bộ trưởng Bộ này rằng: "cứ thằng nào rẻ ta chơi". 

Ai cũng hiểu, "rẻ" ở đây thì chỉ có Trung Cộng mà thôi.

Liệu Quốc hội Việt Nam có ai còn đủ tài năng để tính ra tổng giá trị thiệt hại từ các công trình do Trung Cộng gây ra do chậm tiến độ?


Vỡ ống nước thủy điện Đạm Bol, làm 5 người thương vong là do công nghệ Trung Quốc
Ảnh: Lực lượng cứu hộ đã được huy động đến 300 người để tìm kiếm nạn nhân cuối cùng
nguồn: Beenet.vn ngày 16/6/2011

Theo nguồn tin của PAP (Thông tấn xã Ba Lan) ngày 13.6.2011 Tổng công ty cầu đường của Ba Lan (GDDKiA) đã hủy bỏ hợp đồng được ký cách đây hai năm với công ty COVEC của Trung Quốc (China Overseas Engineering Group) về việc xây dựng hai đoạn đường xa lộ trên trục đường nối Warszawa, thủ đô của Ba Lan đến biên giới với Đức và sẽ yêu cầu Covec bồi thường thiệt hại với số tiền hơn 741 tỉ zloty (đơn vị tiền tệ Ba Lan, khoảng 265 triệu USD) vì đã không thực hiện đúng các yêu cầu đã được ký trong hợp đồng.

Cách đây hai năm, công ty COVEC đã trúng gói thầu xây dựng hai đoạn đường nói trên với chiều dài tổng cộng gần 50 km nhờ sự cam kết rằng họ sẽ đảm bảo chất lượng hai đoạn đường đó với giá thành tổng cộng là 1,3 tỉ zloty (tương đương với 545 triệu USD), thấp hơn vài chục phần trăm so với giá thành được đưa ra của các công ty khác.

Tất cả các công ty cầu đường ở Châu Âu đều ngờ vực trước lời cam kết của ban giám đốc Covec mặc dù trong thực tế thì chủ nhân của công ty COVEC là tập đoàn CHINA RAIWAY, là tập đoàn lớn xếp hạng thứ ba trên thế giới trong lĩnh vực thu nhập tài chính từ các công trình xây dựng. Lãnh đạo tập đoàn CHINA RAIWAY đã có tâm niệm ngay từ đầu là dự án xây dựng đường xa lộ này ở Ba Lan sẽ là chiếc chìa khóa quan trọng mở cửa cho họ thâm nhập vào khối thị trường chung Châu Âu.

Ngay trong giai đoạn đầu thì COVEC đã cho thấy những yếu điểm của mình và không đảm bảo việc xây dựng theo đúng tiến độ. Do việc thanh toán quá chậm trễ cho các đối tác tại Ba Lan về việc họ cung cấp nguyên vật liệu phục vụ công trình nên những đối tác này đã kết thúc hợp đồng với Covec, thậm chí cho đến giờ phút này Covec vẫn còn nợ của một số công ty cung ứng vật liệu xây dựng của Ba Lan hàng chục triệu zloty. Càng ngày càng có nhiều vấn đề nẩy sinh và đến tháng 2.2011 thì COVEC đã phải tự thú nhận rằng khó có khả năng thực hiện theo đúng thời hạn đã thỏa thuận với GDDKiA mặc dù họ (COVEC) đã đưa thêm hàng trăm công nhân của mình từ Trung Quốc sang làm việc. Các công ty cung ứng vật liệu xây dựng và nhân công lao động của Ba Lan đã tuyên bố thẳng thừng là họ chỉ tiếp tục hợp tác với COVEC sau khi nhận được những khoản tiền mà COVEC đang nợ. Giám đốc một công ty đã phát biểu với phóng viên của tạp chí Gazeta Wyborcza là COVEC còn nợ họ hàng trăm nghìn zloty nhưng ông được biết rằng COVEC còn có những khoản nợ hàng chục triệu zloty với nhiều công ty cung ứng vật liệu xây dựng khác. Cùng thời gian đó, theo như lời phát biểu của ông Mikolaj Karpinsski, là người phát ngôn của Bộ phát triển giao thông thì lãnh đạo của Bộ này đã yêu cầu COVEC nhanh chóng thanh toán các khoản nợ này để giai đoạn I. sẽ được hoàn thành theo đúng tiến độ, nghĩa là đến 30.5.2011. Nếu đến thời hạn này mà COVEC không đảm bảo được cam kết của mình thì hợp đồng đã được ký kết sẽ bị hủy bỏ. GDDKia sẽ ký hợp đồng mới với công ty khác và COVEC sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm song song với việc bồi thường thiệt hại.

Việc đảm bảo tiến độ thi công xa lộ nối Warszawa, thủ đô của Ba Lan đến biên giới với Đức có vai trò rất quan trọng nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trên đường cho đợt tranh giải cúp bóng đá Châu Âu vào năm tới, năm 2012 được tổ chức tại Ba Lan và Ucraina.

Hôm nay (13.6.2011), sau khi GDDKiA chính thức hủy bỏ hợp đồng với COVEC để ký với công ty khác thì thủ tướng Ba Lan, ông Donald Tusk đã tuyên bố với giới báo chí rằng công việc xây dựng hai đoạn đường xa lộ này phải được nhanh chóng tiếp tục và chậm nhất là đến cuối tháng 7.2011 phải được hoàn tất. Những quốc gia khác tại Châu Âu như Czech, Hungary, ... trước đây đã từng có dự định ký kết với các công ty xây dựng cầu đường của Trung Quốc đã ngay lập tức đánh giá lại ý định của mình và cho rằng đây là một bài học bổ ích cho những ai chờ mong vào những lời cam kết tốt đẹp ban đầu của các công ty Trung Quốc.

Giấc mơ về „ chiếc chìa khóa vàng” của tập đoàn CHINA RAIWAY đã bị sụp đổ bởi chính những sai lầm của bản thân mình.

15.6.2011
ĐPH

------------------
*****

3 nhận xét:

  1. may ong nha nuoc viet nam hay mo mat ra ma doc bai nay nghe

    Trả lờiXóa
  2. Đấu thầu của Việt Nam chỉ là hình thức thôi. Hầu hết trúng thầu đề do "đi đêm". Người TQ trúng thầu nhiều bởi vì họ là bậc thầy của "đi đêm". Các nước văn minh việc hối lộ không dễ, nhưng ở VN và TQ thì đã trở thành bản sắc rồi.

    Trả lờiXóa
  3. Việc tàu trúng nhiều gói thầu đến đứa con nít cũng biết lý do tại sao. Chừng nào mạnh dạn diệt trừ tham nhũng như Âu Mỹ thì trắng đen mới lòi ra. Còn bây giờ nói cũng bằng thừa.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm Blog này