++ Hãy đến với nhau bằng tấm lòng trung thực!++

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

Loạt bài trên Bauxite Việt Nam, ngày 11/6/2011

11/06/2011


Trước họa xâm lăng, LÀM GÌ ĐỂ CHÍNH PHỦ VÀ NHÂN DÂN CÙNG MỘT Ý CHÍ?

Tống Văn Công
c491c6b0e1bb9dng-lc6b0e1bba1i-bc3b2-e2809cve1baa1n-lc3bd-trc6b0e1bb9dng-thc3a0nhe2809d-trc3aan-bie1bb83nSức nóng từ Bình Minh 2 chưa nguội thì sáng 9-6-2011, tàu Trung Quốc có máy bay yểm trợ lại xông vào cắt cáp tàu Viking 2 đang khảo sát địa chấn ở thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ta lại phản đối mạnh mẽ hành động có tính toán, có chuẩn bị kỹ lưỡng của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam.

"Đường đứt khúc 9 đoạn” – Một yêu sách phi lý

Nguyễn Hồng Thao
Phấn khích trước cảnh nhân dân Hà Nội và Sài Gòn biểu tình phản đối Trung Quốc ngày 5/6, nhà giáo Phạm Toàn hân hoan kêu: “Đều hết sợ!”. Lòng yêu nước khiến anh Phạm Toàn quá lạc quan: Ngay sau cách đưa tin về hai cuộc biểu tình này cho thấy Thông tấn xã Việt Nam vẫn còn sợ! Và nay, sau khi lần thứ hai Trung Quốc xâm nhập lãnh hải Việt Nam, cắt cáp của tàu Việt Nam thăm dò địa chấn, tờ Quân đội nhân dân tuy đã nhanh chóng lên tiếng nhưng bài Trung Quốc lại cắt cáp của tàu thăm dò địa chấn Việt Nam ngày thứ Năm 9/6 thì đưa vào mục Tin quốc tế, còn bài này thì dưới mục Tin xã hội. Một tờ báo mang tiếng nói của Quân đội nhân dân anh hùng, sao lại không dám đường hoàng, minh bạch đăng bài phê phán hành động ngang ngược cũa Trung Quốc dưới mục Chính trị hay Quốc phòng – An ninh?
Bauxite Việt Nam

Nhật ký tàu Viking II: TQ dùng máy bay tham gia cắt cáp

Nhật ký tàu Viking 2 của Việt Nam cho thấy, Trung Quốc đã dùng máy bay để “bảo hộ” tàu cắt cáp của mình.
clip_image001
Trực thăng của Trung Quốc. Ảnh: vietnamdefence.

Ở diễn đàn Shangri-La Trung Quốc bị vạch mặt như một tên hải tặc quốc tế

Nguyễn Hoàng Hà
clip_image002
Đại tướng Phùng Quang Thanh phát biểu tại Đối thoại Shangri-La. Ảnh: AFP
Dư luận Việt Nam và quốc tế rất quan tâm đến tình hình nóng bỏng vừa qua tại biển Đông, luồng gió nóng đó đã thổi vào hội nghị an ninh về biển tại Shangri-La. Người ta chú ý đến hai bài phát biểu của hai quốc gia đang là nạn nhân của chính sách bành trướng bá quyền của Trung Quốc là Philippines và Việt Nam.
Nếu như bài phát biểu của trưởng phái đoàn Philippines nảy lửa khi tố cáo Trung Quốc cho tàu hải giám tấn công các tàu thăm dò biển và tàu của ngư dân Philippines, ngang nhiên xây dựng các căn cứ quân sự và thăm dò dầu khí tại vùng lãnh hải Philippines, thì bài diễn văn của Đại tướng Phùng Quang Thanh nghe tưởng nhẹ nhàng nhưng lại như những lưỡi dao vạch mặt để thế giới nhận diện rõ kẻ cướp biển Trung Quốc trong thời đại mới. Trong bài diễn văn đó, Đại tướng Thanh đã cho rằng vụ việc tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam bị cắt cáp hôm 26/5 gây ra lo ngại về việc duy trì hòa bình và ổn định ở biển Đông, trong khu vực cũng như toàn thế giới.
Ông nói: "Vụ việc mới đây nhất diễn ra hôm 26/5, khi Bình Minh 02 - một tàu khảo sát của Việt Nam - đang tiến hành các hoạt động thăm dò dầu khí bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam thì bị cản trở bởi cáp của tàu bị cắt".

Tin tức Biển Đông

Biển Đông: Chiến tranh thông tin đã khai diễn

clip_image001
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga (trái), bà Khương Du, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc (ảnh ghép)

Nỗi buồn ngày 5 tháng 6

Nguyễn Thị Từ Huy
clip_image002
(Ảnh lấy từ internet)
Chú ơi, nhìn cháu nè! Nhìn cháu đi, chú ơi! Nhìn mắt cháu nè. Cháu buồn lắm. Cháu biết chú cũng buồn. Chú buồn lắm. Cái hàng rào này độc ác quá, nó ngăn cách chú cháu mình. Nhưng nó không ngăn cách được nỗi buồn của hai chú cháu. Sáng nay chủ nhật, lẽ ra cháu được đến Thảo Cầm Viên chơi, nhưng mẹ nói rằng cháu sắp mất chỗ chơi rồi, sắp mất cả trường học, cả chỗ ở nữa, cháu phải đi đến đây cùng mẹ để bảo vệ. Chú sẽ giữ Thảo Cầm Viên cho cháu và cho các bạn cháu, phải không chú? Nhìn nỗi buồn của cháu nè chú ơi. Chú muốn làm cháu cười nhưng không làm được nên chú tránh nhìn cháu. Chú nhìn xuống đất, chú gửi nỗi buồn xuống đất. Đất này là của mình. Sao mình cứ phải khổ sở vì cái hàng rào. Chú ơi nhìn cháu đi nè, chỉ cần chú nhìn cháu là nỗi buồn sẽ bay lên trời bay đi khắp nơi.
Cháu ước những người lớn khác hiểu được nỗi buồn của chú và cháu!
Cháu ước mọi người lớn đều biết buồn như chú và cháu!
N. T. T. H.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

"Trong hồn người có ngọn sóng nào không?" (*)

Kỳ Duyên
clip_image001Tuần này, một sự kiện lịch sử nổi bật được nhắc đến: Cách đây đúng 100 năm, ngày 5/6/ 1911, Bác Hồ xuống tàu đi tìm đường cứu nước.
Tròn 1 thế kỷ, 100 năm sau, con cháu của Bác lại sục sôi tinh thần giữ nước, bảo vệ chủ quyền dân tộc. Trước vụ việc Trung Quốc , vào ngày 26/5/2011 ngang ngược vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN đối với vùng đặc quyềnkinh tế và thềm lục địa của VN ở Biển Đông, vi phạm UNCLOS, vi phạm DOC ký giữa TQ và các nước ASEAN.
Ngang ngược, bởi nơi 3 tàu hải giám TQ cắt cáp tàu Bình Minh 2 cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) chỉ 120 hải lý, trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của VN, cách đảo Hải Nam TQ tới 500 hải lý, vậy nhưng TQ lại nhập nhằng đánh lận rằng đó thuộc vùng đang tranh chấp(?).
Một loạt những hành vi xâm phạm chủ quyền VN, ngang nhiên dẫm

Người Việt phẫn uất với Trung Quốc

Quỳnh Chi, Phóng viên RFA
Hôm thứ Năm 9-6, tàu Trung Quốc lại một lần nữa xâm phạm lãnh hải và cắt cáp của tàu thăm dò dầu khí Việt Nam.
clip_image002
Tàu hải giám số 84 đã trực tiếp cắt cáp của tàu Bình Minh 02. Photo courtesy of HDVietnam
Vụ việc còn chưa lắng dịu khi  tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam hôm 26 tháng 5, thì hôm thứ năm 9 tháng 6 lại thêm tin tàu cá Trung Quốc dưới sự bảo vệ của tàu hải giám [ngư chính] Trung Quốc cắt cáp tàu Viking II. Vụ việc mới này đánh động mạnh đến lòng yêu nước của hầu hết dân chúng Việt Nam. Quỳnh Chi trình bày thêm chi tiết như sau.

Những Việt kiều ăn xin trên vùng Biển Hồ Tonlé Sap – Khúc ruột ngàn dặm bị bỏ quên

Trịnh Thanh Thủy
clip_image002Khái niệm của một Việt Kiều sống ở nước ngoài không phải là một tổng thể thuần nhất mà nó rất phức tạp và tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Những khác biệt, địa lý, kinh tế, tài chánh, văn hoá, tình trạng hội nhập đã tạo nên nét đặc thù riêng của từng nhóm Việt Kiều của từng quốc gia, từng nơi chốn mà họ chọn định cư. Giai đoạn họ đi ra khỏi nước cũng làm nên sự khác biệt nàỵ. Thí dụ người đi khoảng thời gian trước 1975, khác với người đi sau. Người đi vào năm 1975 khác với thuyền nhân hay đường bộ và không giống những người đi theo diện HO hay đoàn tụ gia đình. Cái khác biệt nhất là tình trạng sống và mức sống kinh tế của họ.
Cũng là người Việt mà Việt Kiều ở Úc, ở Mỹ, Âu châu, Đông Âu hay Đài Loan lại hoàn toàn khác với một người Việt ở Campuchia. Ít nhất là vấn đề mức sống và như vậy khi nhìn về Việt Kiều, chúng ta cần có một cái nhìn đa diện cũng như một phong cách đối xử cho vừa công bằng vừa rõ ràng trên nhiều mặt kinh tế, xã hội, giáo dục.
Hôm nay tôi xin bàn tới những Việt kiều ở Campuchia. Dĩ nhiên những người này rất khác với những người ở phương Tây và thậm chí khác cả những người ở Đông nam Á như Hàn quốc, Đài Loan. Việt kiều ở Campuchia cũng có cái khác biệt rõ rệt giữa những người qua lâu đời từ trước năm 75 và người qua sau thời gian này. Nơi chốn định cư của họ ở đó, cũng khác như nguồn gốc của những người Việt đi từ Quảng Ninh, Mống Cái hay từ Sài Gòn hoặc miền Tây. Những người qua theo từng đợt, từng làng vì điều kiện kinh tế khác với những người phụ nữ tình nguyện hay bị bắt qua đó làm nô lệ tình dục, kể cả các em bé bị đưa sang vì tệ nạn ấu dâm.
Trong chuyến viếng thăm Đế Thiên, Đế Thích ở Campuchia, tôi tình cờ chứng kiến cuộc sống của một làng chài Việt Kiều ở vùng Biển Hồ. Nó đã gây cho tôi một ấn tượng sâu đậm và từ đáy lòng tôi đã dấy lên một câu hỏi khó lòng lý giải. Xin kể lại cho bạn đọc nghe và nếu có thể giải đáp dùm tôi.

Kinh nghiệm làm báo tại Pakistan

Aamer Ahmed Khan, Phóng viên BBC Urdu
clip_image001
Vụ nhà báo Saleem Shahzad bị giết hại đã khơi lại nghi ngờ về vai trò của ISI tại Pakistan
Biên tập một trong những tạp chí phân tích tin tức hàng đầu của Pakistan The Herald, tôi chạy một câu chuyện hồi tháng 11 năm 2001 có tựa đề "The ISI-Taleban Nexus". Số báo được phát hành ngay trước khi ngày chính phủ Taleban tại Kabul sụp đổ và rõ ràng là bài báo đã khiến một người nào đó ở ISI, cơ quan tình báo hàng đầu của Pakistan, khó chịu.
Một vài ngày sau, buổi tối muộn tôi nhận được một cú điện thoại từ một người đàn ông tự giới thiệu mình là đại tá Tariq. Ở Pakistan, nhận được điện thoại từ bất cứ ai tự gọi mình là Đại tá Tariq là một tin xấu. Sao đó bản năng khiến bạn biết đó không phải là tên thật và cú điện thoại đó báo hiệu phiền phức.
"Tôi thường đọc tạp chí của ông, Aamer Saheb", người gọi nói với vẻ thật thoải mái và thân mật. Tôi lẩm bẩm lời cảm ơn ông ta, và tự hỏi liệu bao giờ thì ông sẽ có thực sự nói vào chuyện chính. Ông ta đã không để tôi phải đợi lâu.
"Trên thực tế, tôi biết khá nhiều về ông. Ông đi Honda City, đúng không", ông ta nói. "Trên thực tế, vợ của ông đi xe là chính, đúng không?" Chẳng có gì để tôi phải giả vờ là tất cả mọi chuyện đều ổn cả nữa, tôi hỏi thẳng ông ta là ông cần gì.
"Thật là một gia đình đầm ấm. Ông biết đấy khi cô ấy lái xe đưa các con đến trường mỗi buổi sáng họ nói chuyện rôm rả không ngừng suốt đường đi. Và tôi tự hỏi tại sao những người như ông lại nghĩ rằng họ có thể vừa là nhà báo và cùng lúc lại có một gia đình."

------------------
*****

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm Blog này