Nguồn: Bee.net.vn
Công nghiệp phần mềm VN:10 năm kỳ vọng, bùng nổ, thất bại
08/08/2011 13:43:12
Trong hàng loạt các nội dung của Chỉ thị, người ta không thể thấy được các định hướng chiến lược đã trở thành chuẩn mực cho các quốc gia “đi sau” về phát triển CNTT, đó là việc xác định CNTT: 1) là một ngành công nghiệp, hay 2) là một yếu tố thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế quốc gia.
Trong bài này, Tiến sĩ Trần Lương Sơn trình bày một số nhận định của mình về ngành công nghệ phần mềm (CNPM) trong bối cảnh Việt Nam đang chuẩn bị tích cực cho chương trình đưa Việt Nam trở thành một nước mạnh về CNTT.
Một thập kỷ "dậm chân"
Theo tôi, giai đoạn 2000 – 2010 là một thập kỷ đặc biệt của Việt Nam với nhiều dấu ấn của ngành CNTT và Viễn thông nói chung và CNPM nói riêng, với những kỳ vọng, cao trào, bùng nổ, thất bại và trầm lắng.
Trong các ngành đang ngày càng trở nên “hội tụ” như thế, ngành CNPM có lẽ là ngành đang trải qua thời kỳ trầm lắng nhất.
Với những con số chưa đáng tin cậy về doanh số ngành phần mềm, với những kế hoạch được vạch ra cách đây 10 năm chưa được thống kê, tổng kết một cách nghiêm túc, với sự phát triển vũ bão của ngành viễn thông làm lu mờ không chỉ ngành CNPM mà còn làm lu mờ chính khái niệm về ngành CNPM. Người ta không còn phân biệt ngành CNPM với công nghiệp nội dung số, với viễn thông, với mạng xã hội, trò chơi trực tuyến…
Dù không thể phủ nhận tính “hội tụ” của các ngành đó, sự tách biệt ngành ngành CNPM, với tư cách là một ngành “thượng nguồn” (upstream), để có chính sách và chiến lược phát triển tốt hơn, nhằm tới mục tiêu đem lại đóng góp vào GDP và vào sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, trong đó có những ngành “hội tụ” với nó như nêu ở trên.
Các con số mong ước về doanh số CNPM như 500 triệu USD vào năm 2005, 1 tỷ USD vào năm 2010 đều chưa được tổng kết hay kiểm chứng. Sau một thập kỷ phát triển, dường như người ta vẫn ngần ngại tổng kết một cách trung thực về ngành công nghiệp từng hết sức hứa hẹn này. Và như vậy, con đường tương lai là chưa thể rõ ràng.
Đang tìm phương hướng
Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị về phát triển CNTT là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử ngành CNTT Việt Nam. Ra đời năm 2000, Chỉ thị này đã mở ra một triển vọng lạc quan về sự phát triển của ngành CNPM, với hàng ngàn công ty đăng ký mới hoạt động trong lĩnh vực phần mềm.
Tuy nhiên, trong hàng loạt các nội dung của Chỉ thị, người ta không thể thấy được các định hướng chiến lược đã trở thành chuẩn mực cho các quốc gia “đi sau” về phát triển CNTT, đó là việc xác định CNTT: 1) là một ngành công nghiệp, hay 2) là một yếu tố thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế quốc gia.
Trong bài này, Tiến sĩ Trần Lương Sơn trình bày một số nhận định của mình về ngành công nghệ phần mềm (CNPM) trong bối cảnh Việt Nam đang chuẩn bị tích cực cho chương trình đưa Việt Nam trở thành một nước mạnh về CNTT.
Một thập kỷ "dậm chân"
Theo tôi, giai đoạn 2000 – 2010 là một thập kỷ đặc biệt của Việt Nam với nhiều dấu ấn của ngành CNTT và Viễn thông nói chung và CNPM nói riêng, với những kỳ vọng, cao trào, bùng nổ, thất bại và trầm lắng.
Trong các ngành đang ngày càng trở nên “hội tụ” như thế, ngành CNPM có lẽ là ngành đang trải qua thời kỳ trầm lắng nhất.
Với những con số chưa đáng tin cậy về doanh số ngành phần mềm, với những kế hoạch được vạch ra cách đây 10 năm chưa được thống kê, tổng kết một cách nghiêm túc, với sự phát triển vũ bão của ngành viễn thông làm lu mờ không chỉ ngành CNPM mà còn làm lu mờ chính khái niệm về ngành CNPM. Người ta không còn phân biệt ngành CNPM với công nghiệp nội dung số, với viễn thông, với mạng xã hội, trò chơi trực tuyến…
Năm 2014, Việt Nam sẽ có công viên phần mềm |
Dù không thể phủ nhận tính “hội tụ” của các ngành đó, sự tách biệt ngành ngành CNPM, với tư cách là một ngành “thượng nguồn” (upstream), để có chính sách và chiến lược phát triển tốt hơn, nhằm tới mục tiêu đem lại đóng góp vào GDP và vào sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, trong đó có những ngành “hội tụ” với nó như nêu ở trên.
Các con số mong ước về doanh số CNPM như 500 triệu USD vào năm 2005, 1 tỷ USD vào năm 2010 đều chưa được tổng kết hay kiểm chứng. Sau một thập kỷ phát triển, dường như người ta vẫn ngần ngại tổng kết một cách trung thực về ngành công nghiệp từng hết sức hứa hẹn này. Và như vậy, con đường tương lai là chưa thể rõ ràng.
Đang tìm phương hướng
Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị về phát triển CNTT là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử ngành CNTT Việt Nam. Ra đời năm 2000, Chỉ thị này đã mở ra một triển vọng lạc quan về sự phát triển của ngành CNPM, với hàng ngàn công ty đăng ký mới hoạt động trong lĩnh vực phần mềm.
Tuy nhiên, trong hàng loạt các nội dung của Chỉ thị, người ta không thể thấy được các định hướng chiến lược đã trở thành chuẩn mực cho các quốc gia “đi sau” về phát triển CNTT, đó là việc xác định CNTT: 1) là một ngành công nghiệp, hay 2) là một yếu tố thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế quốc gia.
Tiến sĩ Trần Lương Sơn là Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phần mềm Việt (VietSoftware). Tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học Quản trị từ trường Quản trị Kinh doanh thuộc Đại học Tổng hợp Massachusetts, anh là chuyên gia về chiến lược phát triển khoa học công nghệ và đặc biệt là ngành Công nghệ thông tin, tham vấn cho các Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông. Anh cũng là thành viên của Hội đồng Tư vấn chính sách ngành Công nghệ Thông tin thuộc Hiệp hội Phần mềm Vinasa. |
Dường như những năm 2000, Việt Nam đã phát động mạnh mẽ xuất khẩu phần mềm và coi đó là chiến lược hàng đầu của ngành. Sau mười năm, chúng ta vẫn chưa có nhiều công ty hàng ngàn người, không có công ty hàng chục ngàn người như ở các quốc gia mạnh về xuất khẩu phần mềm, với doanh số chỉ vài trăm triệu USD, lại không được xác thực.
Trong khi đó, thị trường doanh nghiệp trong nước hầu như không được phục vụ thích đáng. Mức độ sử dụng phần mềm như là công cụ quản lý kinh doanh sản xuất của các công ty Việt Nam là rất thấp. Cho đến nay phần lớn các doanh nghiệp mới chỉ sử dụng phần mềm cho nghiệp vụ kế toán.
Hàng loạt các phần mềm khác như Quản trị nhân sự, Quản lý quan hệ khách hàng, Thương mại điện tử, Quản trị tài nguyên doanh nghiệp… đều chưa đi vào thực tế quản lý hàng ngày của các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp lâu năm và có quy mô lớn.
Khi mà thị trường doanh nghiệp còn chưa thực sự hình thành thì thị trường Chính phủ đã đem lại nhiều hứa hẹn, với sự ra đời của Đề án 112 có quy mô hàng ngàn tỷ Đồng. Tiếc thay, Đề án 112 đã thất bại nặng nề và để lại những hậu quả chồng chất: Tiền bạc được tiêu phí mà hầu như không có ứng dụng nào phục vụ công dân, kiến trúc nền tảng cho Chính phủ điện tử hoàn toàn không được hình thành ở bất kỳ mức sơ khởi nào, các sản phẩm được tạo ra phục vụ cho đề án không theo bất kỳ chuẩn mực công nghệ hay quản lý nào, các công ty, do mải chạy theo các dự án một cách rất cơ hội, đã không đầu tư sâu cho công nghệ, sản phẩm. Phần lớn các công ty theo đuổi các dự án thuộc Đề án 112 đều thiệt hại nặng nề về tài chính, nhân lực, nhiều công ty đã đóng cửa.
Vậy mà cho đến nay, chúng ta cũng chưa thực sự có một chương trình thay thế Đề án 112 một cách xứng đáng. Các địa phương, các khu vực của hệ thống quản lý Nhà nước vẫn tiếp tục tự xoay xở để tìm giải pháp cho mình, trong khi các công ty lại tiếp tục là các chuyên gia nghiệp dư đi xây dựng và phục vụ cho hệ thống Hành chính điện tử…
Nếu kết quả của Đề án 112 là khả quan, thị trường còn có được những công trình CNTT, công trình PM có quy mô quốc gia, thí dụ như các hệ thống dịch vụ công trên toàn quốc. Với 112, các giải pháp và sản phẩm PM do các công ty cung cấp có cơ hội trở thành “chuẩn thị trường”, được đưa vào cuộc sống thực tế cả những khu vực thị trường khác, như các hệ thống xử lý văn bản, hồ sơ, hệ thống quản lý điều hành tác nghiệp… và vô hình trung, thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành CNPM. Tiếc thay, tất cả các triển vọng trên đều không trở thành hiện thực, và kết quả tiêu cực của chương trình thất bại đó là sự biến mất của hàng loạt công ty, đáng lẽ phải phát triển thành những nhà cung cấp PM đáng kể trên thị trường.
Đề án 112 thất bại đã không được nối tiếp kịp thời bằng một một chương trình khác thay thế, và cho đến gần đây, tôi cho rằng thị trường Chính phủ vẫn chưa có một định hướng rõ ràng cho tương lai.
Kỳ tới: Gót chân Asin của công nghiệp phần mềm Việt Nam?
TS Trần Lương Sơn
Khi mà thị trường doanh nghiệp còn chưa thực sự hình thành thì thị trường Chính phủ đã đem lại nhiều hứa hẹn, với sự ra đời của Đề án 112 có quy mô hàng ngàn tỷ Đồng. Tiếc thay, Đề án 112 đã thất bại nặng nề và để lại những hậu quả chồng chất: Tiền bạc được tiêu phí mà hầu như không có ứng dụng nào phục vụ công dân, kiến trúc nền tảng cho Chính phủ điện tử hoàn toàn không được hình thành ở bất kỳ mức sơ khởi nào, các sản phẩm được tạo ra phục vụ cho đề án không theo bất kỳ chuẩn mực công nghệ hay quản lý nào, các công ty, do mải chạy theo các dự án một cách rất cơ hội, đã không đầu tư sâu cho công nghệ, sản phẩm. Phần lớn các công ty theo đuổi các dự án thuộc Đề án 112 đều thiệt hại nặng nề về tài chính, nhân lực, nhiều công ty đã đóng cửa.
Vậy mà cho đến nay, chúng ta cũng chưa thực sự có một chương trình thay thế Đề án 112 một cách xứng đáng. Các địa phương, các khu vực của hệ thống quản lý Nhà nước vẫn tiếp tục tự xoay xở để tìm giải pháp cho mình, trong khi các công ty lại tiếp tục là các chuyên gia nghiệp dư đi xây dựng và phục vụ cho hệ thống Hành chính điện tử…
Nếu kết quả của Đề án 112 là khả quan, thị trường còn có được những công trình CNTT, công trình PM có quy mô quốc gia, thí dụ như các hệ thống dịch vụ công trên toàn quốc. Với 112, các giải pháp và sản phẩm PM do các công ty cung cấp có cơ hội trở thành “chuẩn thị trường”, được đưa vào cuộc sống thực tế cả những khu vực thị trường khác, như các hệ thống xử lý văn bản, hồ sơ, hệ thống quản lý điều hành tác nghiệp… và vô hình trung, thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành CNPM. Tiếc thay, tất cả các triển vọng trên đều không trở thành hiện thực, và kết quả tiêu cực của chương trình thất bại đó là sự biến mất của hàng loạt công ty, đáng lẽ phải phát triển thành những nhà cung cấp PM đáng kể trên thị trường.
Đề án 112 thất bại đã không được nối tiếp kịp thời bằng một một chương trình khác thay thế, và cho đến gần đây, tôi cho rằng thị trường Chính phủ vẫn chưa có một định hướng rõ ràng cho tương lai.
Kỳ tới: Gót chân Asin của công nghiệp phần mềm Việt Nam?
TS Trần Lương Sơn
------------------
*****
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét