Nguồn: baodatviet.vn
Cập nhật lúc :10:13 AM, 03/07/2011
Khẩu lệnh từ đài chỉ huy phát ra: bây giờ là 6h20 phút, đơn vị C10 bắt đầu bay… Hiệp đồng la bàn, ghi thời gian…80 cất cánh.
Từng chiếc L39 lướt nhanh trên đường băng rồi nghiêng mình cất cánh bay vút lên bầu trời xanh.
Trước đây, khu đất nằm phía Nam sân bay Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) này chỉ có rừng dương, cát trắng và vài con đường trải nhựa loang lổ do chế độ cũ xây dựng từ trước 1975.
Từ tháng 5/2003, nơi đây đã được cải tạo thành trung tâm đào tạo phi công chiến đấu của Đoàn C10 (Trường Sĩ quan Không quân), đơn vị từng làm cho “thần sấm”, B-52...của Mỹ phải khiếp đảm.
Thiếu tá Hoàng Anh Tuấn, Chủ nhiệm Chính trị C10, cho biết, lúc đơn vị mới chuyển từ Nha Trang (Khánh Hòa) ra đây, nhiều người cũng hơi lo lắng vì khí hậu khắc nghiệt, nắng gió, nhưng trước quyết tâm và sức chịu đựng dẻo dai của những người lính dám chinh phục cả bầu trời, cái khó, cái khổ rồi cũng lùi bước.
Vừa xây dựng cơ sở vật chất vừa làm nhiệm vụ huấn luyện, đến nay Đoàn C10 đã trải qua 8 khóa đào tạo, huấn luyện sĩ quan phi công chiến đấu ở cơ sở mới và đều đạt chất lượng cao, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Trước đây, khu đất nằm phía Nam sân bay Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) này chỉ có rừng dương, cát trắng và vài con đường trải nhựa loang lổ do chế độ cũ xây dựng từ trước 1975.
Từ tháng 5/2003, nơi đây đã được cải tạo thành trung tâm đào tạo phi công chiến đấu của Đoàn C10 (Trường Sĩ quan Không quân), đơn vị từng làm cho “thần sấm”, B-52...của Mỹ phải khiếp đảm.
Thiếu tá Hoàng Anh Tuấn, Chủ nhiệm Chính trị C10, cho biết, lúc đơn vị mới chuyển từ Nha Trang (Khánh Hòa) ra đây, nhiều người cũng hơi lo lắng vì khí hậu khắc nghiệt, nắng gió, nhưng trước quyết tâm và sức chịu đựng dẻo dai của những người lính dám chinh phục cả bầu trời, cái khó, cái khổ rồi cũng lùi bước.
Vừa xây dựng cơ sở vật chất vừa làm nhiệm vụ huấn luyện, đến nay Đoàn C10 đã trải qua 8 khóa đào tạo, huấn luyện sĩ quan phi công chiến đấu ở cơ sở mới và đều đạt chất lượng cao, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Cân nặng của phi công chính là vàng ròng
Trở về sau chuyến bay đơn. |
Thượng tá Phạm Văn Sáng, người đã có thâm niên lái máy bay chiến đấu với hơn 2.000 giờ bay, Đoàn phó Quân huấn C10 cho biết, cùng với đảm bảo về tiêu chuẩn chính trị, người có ước mơ trở thành phi công lái máy bay chiến đấu được kiểm tra sức khỏe nghiêm ngặt từ lúc còn là học sinh trung học phổ thông.
Sơ tuyển vòng 1 chủ yếu khám về ngoại hình, chiều cao, cân nặng…, những đòi hỏi sơ đẳng nhất đối với một phi công. Nhiều chi tiết tưởng như nhỏ nhặt nhưng cũng có thể bị loại ngay từ đầu như: thuận tay trái, mắt một mí, gan bàn chân dày….
Ở vòng 2, quá trình khám còn gắt gao hơn. Ngoài hàng trăm danh mục kiểm tra về 12 bộ dây thần kinh, các loại chuyên khoa nội, ngoại, chụp, chiếu, soi… thí sinh còn phải ngồi ghế quay kiểm tra chức năng tiền đình.
Tiếp đó là ngồi buồng khí áp trong trong môi trường thiếu ô-xy giống như trên độ cao 300-500 mét. Nếu qua được 2 lần kiểm tra sức khỏe nghĩa là thí sinh có đủ điều kiện dự thi.
Tuy nhiên, thi đỗ vào Trường Sĩ quan Không quân mới chỉ là “đặt được một chân” vào khoang lái máy bay.
Để đào tạo một phi công chiến đấu phải mất 5 năm. Trong trong thời gian huấn luyện, học viên phải trải qua những bài học, bài tập, rèn luyện thể lực đặc biệt, chấp hành giờ giấc kỷ luật hết sức nghiêm khắc.
Trong đó, 2 năm đầu chỉ rèn luyện thể lực, học chính trị và lý thuyết, bước sang năm thứ 3 mới tập bay, từ đơn giản đến phức tạp. Có không ít trường hợp (20-30%) học viên đã qua năm thứ tư, bay thuần thục loại L39, nhưng không bay nổi Mig-21 nên bị loại.
“Trên thế giới, theo tính toán của các nhà chuyên môn, để đào tạo được một phi công chiến đấu phải chi phí khoảng 1 triệu USD. Còn ở Việt Nam: giá trị của một phi công được tính bởi số vàng cân nặng đúng bằng trọng lượng cơ thể anh ta”, đồng chí Sáng cho biết.
Thần kinh thép và…
Khát khao lớn nhất của học viên Trường Sĩ quan Không quân là được bay đơn. Tuy nhiên, dù là “bay đơn” hay “bay kép” (có người ngồi cạnh hướng dẫn), để thực hiện một chuyến bay, công tác chuẩn bị (hiệp đồng, biểu diễn, luyện tập buồng lái… và kiểm tra kết quả công tác chuẩn bị) là hết sức quan trọng và phải được tiến hành trước đó một ngày.
“Vì điều kiện làm việc một mình trên không nên đòi hỏi các phi công phải có thần kinh thép và bản lĩnh chính trị vững vàng, sức lực phải dẻo dai, bền bỉ, xử lý tình huống thông minh, nhanh nhạy. Đặc biệt, khi đã bước lên máy bay thì phải gác bỏ mọi thứ buồn phiền, ưu tư trong cuộc sống (nếu có), tập trung cho chuyến bay an toàn, không để một sơ suất nào xảy ra dù là nhỏ nhất”, anh Sáng nói.
Tuy chuẩn bị rất kỹ, nhưng những sự cố bất ngờ thỉnh thoảng vẫn xảy ra. Theo anh Sáng, trong các tình huống khẩn cấp, thì việc đang bay mà máy bay bị chết máy là khó khăn nhất, yêu cầu phải hạ cánh ngay.
Năm 2001, một phi công trẻ của Quân chủng trong một lần bay huấn luyện đã gặp phải sự cố một động cơ bị hỏng. Nhờ bình tĩnh, dũng cảm, phi công này đã đưa máy bay về hạ cánh an toàn, bảo vệ được khối tài sản lớn của Nhà nước, dù anh hoàn toàn được phép nhảy dù.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp vì để bảo đảm an toàn về tính mạng và tài sản của nhân dân, khi gặp sự cố những người lính phi công đã chấp nhận hy sinh. Đó là trường hợp thượng tá Nguyễn Văn Vinh, Chỉ huy trưởng và thượng úy Đặng Hồng Vinh, Phó Phi đội trưởng Phi đội 2, đơn vị C31. 14 giờ ngày 12/11/2009, khi đang bay khí tượng, thì máy bay bị trục trặc kỹ thuật. Hai phi công cố gắng tăng nhanh tốc độ để đưa máy bay về trạng thái bình thường, nhưng do độ cao thấp, tốc độ nhỏ và phải điều khiển máy bay tránh khu dân cư, hai anh đã anh dũng hi sinh.
Để đào tạo một phi công chiến đấu phải mất 5 năm. Trong trong thời gian huấn luyện, học viên phải trải qua những bài học, bài tập, rèn luyện thể lực đặc biệt, chấp hành giờ giấc kỷ luật hết sức nghiêm khắc.
Trong đó, 2 năm đầu chỉ rèn luyện thể lực, học chính trị và lý thuyết, bước sang năm thứ 3 mới tập bay, từ đơn giản đến phức tạp. Có không ít trường hợp (20-30%) học viên đã qua năm thứ tư, bay thuần thục loại L39, nhưng không bay nổi Mig-21 nên bị loại.
“Trên thế giới, theo tính toán của các nhà chuyên môn, để đào tạo được một phi công chiến đấu phải chi phí khoảng 1 triệu USD. Còn ở Việt Nam: giá trị của một phi công được tính bởi số vàng cân nặng đúng bằng trọng lượng cơ thể anh ta”, đồng chí Sáng cho biết.
Thần kinh thép và…
Khát khao lớn nhất của học viên Trường Sĩ quan Không quân là được bay đơn. Tuy nhiên, dù là “bay đơn” hay “bay kép” (có người ngồi cạnh hướng dẫn), để thực hiện một chuyến bay, công tác chuẩn bị (hiệp đồng, biểu diễn, luyện tập buồng lái… và kiểm tra kết quả công tác chuẩn bị) là hết sức quan trọng và phải được tiến hành trước đó một ngày.
“Vì điều kiện làm việc một mình trên không nên đòi hỏi các phi công phải có thần kinh thép và bản lĩnh chính trị vững vàng, sức lực phải dẻo dai, bền bỉ, xử lý tình huống thông minh, nhanh nhạy. Đặc biệt, khi đã bước lên máy bay thì phải gác bỏ mọi thứ buồn phiền, ưu tư trong cuộc sống (nếu có), tập trung cho chuyến bay an toàn, không để một sơ suất nào xảy ra dù là nhỏ nhất”, anh Sáng nói.
Tuy chuẩn bị rất kỹ, nhưng những sự cố bất ngờ thỉnh thoảng vẫn xảy ra. Theo anh Sáng, trong các tình huống khẩn cấp, thì việc đang bay mà máy bay bị chết máy là khó khăn nhất, yêu cầu phải hạ cánh ngay.
Năm 2001, một phi công trẻ của Quân chủng trong một lần bay huấn luyện đã gặp phải sự cố một động cơ bị hỏng. Nhờ bình tĩnh, dũng cảm, phi công này đã đưa máy bay về hạ cánh an toàn, bảo vệ được khối tài sản lớn của Nhà nước, dù anh hoàn toàn được phép nhảy dù.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp vì để bảo đảm an toàn về tính mạng và tài sản của nhân dân, khi gặp sự cố những người lính phi công đã chấp nhận hy sinh. Đó là trường hợp thượng tá Nguyễn Văn Vinh, Chỉ huy trưởng và thượng úy Đặng Hồng Vinh, Phó Phi đội trưởng Phi đội 2, đơn vị C31. 14 giờ ngày 12/11/2009, khi đang bay khí tượng, thì máy bay bị trục trặc kỹ thuật. Hai phi công cố gắng tăng nhanh tốc độ để đưa máy bay về trạng thái bình thường, nhưng do độ cao thấp, tốc độ nhỏ và phải điều khiển máy bay tránh khu dân cư, hai anh đã anh dũng hi sinh.
Hàng năm, cả nước có trên dưới 3.000 thí sinh đăng ký dự tuyển phi công lái máy bay quân sự, nhưng chỉ khoảng 1/20 trong số đó qua được vòng 2 để dự thi vào Trường Sĩ quan Không quân. Sau đó, tiếp tục loại, chỉ chọn được khoảng 1/3 trong số dự thi vào học chính thức. Riêng năm 2011 này, chỉ tiêu tuyển phi công lái máy bay quân sự (hệ đại học chính quy) trong cả nước là 75 (cho cả 3 chuyên ngành phi công phản lực, phi công trực thăng và phi công vận tải). Dẫu con đường trở thành phi công, nhất là phi công phản lực gian nan, gian khổ như vậy, nhưng vẫn không ngăn nổi khát vọng chinh phục bầu trời của của nhiều bạn trẻ. Hàng năm số lượng thanh niên đăng ký khám tuyển phi công vẫn không ngừng tăng lên. |
>> Su-30MK2, 'ông hoàng' của Không quân Việt Nam
>> Dũng cảm cứu máy bay ở Trường Sa
>> Thăm Học viện Phòng không - Không quân
>> Một số hình ảnh về Không quân Nhân dân Việt Nam
>> Không quân Nhân dân Việt Nam
------------------
*****
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét