Từ một công trình nghiên cứu khoa học, sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Ngà - trường ĐH Bách khoa HN đã mở ra hướng nghiên cứu ứng dụng trong sản xuất nhiên liệu bằng công nghệ sinh học thay thế nhiên liệu hóa thạch tại VN.
Công trình này đã đoạt cú “đúp”: giải nhất Sinh viên nghiên cứu khoa học 2010 và giải thưởng Nhà sáng tạo trẻ của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới.
Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, việc khai thác dầu mỏ và khí đốt tự nhiên tại VN không chỉ làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, mà còn gây ảnh hưởng nặng nề tới môi trường. Chính vì lý do này, Nguyễn Thị Ngọc Ngà đã chọn đề tài “Tách dòng, biểu hiện gene mã hóa enzyme xylanase từ nấm mốc
Aspergillus niger, E.Coli và bước đầu biểu hiện trong Arabidopsis Thaliana” với mong muốn nghiên cứu sản xuất ethanol sinh học có nguồn gốc từ thực vật vào đời sống, tìm nguồn năng lượng mới thay thế dầu mỏ. Ngà cho biết: “Hiện ở nước ta chưa có công bố chính thức nào nghiên cứu sản xuất thành công enzyme xylanase tái tổ hợp. Thông qua đề tài nghiên cứu này, mình hy vọng sẽ thu được enzyme xylanase có hoạt tính cao, tiếp tục những nghiên cứu để sản xuất được xylanase có giá thành rẻ đáp ứng nhu cầu thị trường”.
Để minh chứng, Ngà trả lời trơn tru tất cả các câu hỏi hóc búa nhất của hội đồng bảo vệ luận văn. Gần 10 năm rồi, Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm (trường ĐH Bách khoa HN) mới có một thủ khoa bảo vệ luận văn đạt điểm 10 tuyệt đối. “Đó là phần thưởng bù lại cho bao ngày đêm mày mò nghiên cứu ở thư viện và phòng thí nghiệm. Có những hôm mải mê làm thí nghiệm quên ăn, quên ngủ, quên cả thời gian, ngước nhìn đồng hồ đã 3 giờ sáng” - Ngà nhớ lại.
Theo đánh giá của hội đồng giải thưởng Vifotec, đề tài ứng dụng các phương pháp kỹ thuật hiện đại, có độ chính xác cao. Hơn nữa, đây là đề tài thực sự có ý nghĩa, mở ra một hướng nghiên cứu ứng dụng trong sản xuất nhiên liệu bằng con đường sinh học (nguồn nhiên liệu tái sinh) thay thế các nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt. Nếu tối ưu hóa được để nâng cao hiệu quả sinh tổng hợp enzym tái tổ hợp hướng tới sản xuất enzym công nghiệp sẽ mang lại hiệu quả kinh tế xã hội, góp phần giảm thiểu những ảnh hưởng xấu tới ô nhiễm môi trường.
Suốt 12 năm học phổ thông, Ngọc Ngà đều đạt học sinh giỏi. Ai cũng nghĩ, Ngà thừa khả năng thi đỗ vào các trường ĐH “tên tuổi” như: Ngoại thương, Kinh tế, Ngân hàng… Trái lại, Ngà chọn ngành Công nghệ sinh học (trường ĐH Bách khoa HN). Ngà bộc bạch: “Đâu cứ phải chạy theo ngành “thời thượng” mới có tương lai. Tương lai của mình do mình quyết định và hãy học nghề gì mình yêu thích. Khi mình có đam mê, sẽ là động lực cho mình hứng thú học tập. Cho đến giờ, mình vẫn thấy quyết định lựa chọn của mình hoàn toàn đúng đắn”.
Con gái học khối kỹ thuật, trong môi trường học tập toàn phái mạnh, theo Ngà đó là cơ hội để cạnh tranh bình đẳng. “Dù là nam hay nữ, chỉ cần có sự quyết tâm vươn lên thì sẽ vượt qua chính mình. Theo kinh nghiệm của mình, không nhất thiết phải học ngày, cày đêm theo kiểu “mọt sách”. Đã học là học, chơi ra chơi. Học ít mà hiệu quả vẫn cao...” - Ngà chia sẻ.
Ngọc Ngà đã lên đường sang Pháp theo học chương trình tiến sĩ năm đầu tiên chuyên ngành Công nghệ sinh học tại trường Đại học Montpellier 2. Đam mê nghiên cứu các đề tài về bảo vệ môi trường vẫn đeo đuổi, Ngà tiết lộ: “Đề tài của mình nghiên cứu cây chuyển gene có thể sinh trưởng trên những bãi rác thải sau khi chôn lấp. Các bãi rác hiện nay thường bỏ không sau khi chôn lấp, một trong những nguyên nhân là vì nó bị ô nhiễm kim loại nặng”. Dự định sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ vào năm 2014, Ngà sẽ về làm giảng viên khoa Công nghệ sinh học - Dược học (trường ĐH Khoa học và Công nghệ HN).
Hải Bình
Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, việc khai thác dầu mỏ và khí đốt tự nhiên tại VN không chỉ làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, mà còn gây ảnh hưởng nặng nề tới môi trường. Chính vì lý do này, Nguyễn Thị Ngọc Ngà đã chọn đề tài “Tách dòng, biểu hiện gene mã hóa enzyme xylanase từ nấm mốc
Aspergillus niger, E.Coli và bước đầu biểu hiện trong Arabidopsis Thaliana” với mong muốn nghiên cứu sản xuất ethanol sinh học có nguồn gốc từ thực vật vào đời sống, tìm nguồn năng lượng mới thay thế dầu mỏ. Ngà cho biết: “Hiện ở nước ta chưa có công bố chính thức nào nghiên cứu sản xuất thành công enzyme xylanase tái tổ hợp. Thông qua đề tài nghiên cứu này, mình hy vọng sẽ thu được enzyme xylanase có hoạt tính cao, tiếp tục những nghiên cứu để sản xuất được xylanase có giá thành rẻ đáp ứng nhu cầu thị trường”.
Nguyễn Thị Ngọc Ngà trong phòng thí nghiệm - Ảnh do nhân vật cung cấp |
Theo đánh giá của hội đồng giải thưởng Vifotec, đề tài ứng dụng các phương pháp kỹ thuật hiện đại, có độ chính xác cao. Hơn nữa, đây là đề tài thực sự có ý nghĩa, mở ra một hướng nghiên cứu ứng dụng trong sản xuất nhiên liệu bằng con đường sinh học (nguồn nhiên liệu tái sinh) thay thế các nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt. Nếu tối ưu hóa được để nâng cao hiệu quả sinh tổng hợp enzym tái tổ hợp hướng tới sản xuất enzym công nghiệp sẽ mang lại hiệu quả kinh tế xã hội, góp phần giảm thiểu những ảnh hưởng xấu tới ô nhiễm môi trường.
Suốt 12 năm học phổ thông, Ngọc Ngà đều đạt học sinh giỏi. Ai cũng nghĩ, Ngà thừa khả năng thi đỗ vào các trường ĐH “tên tuổi” như: Ngoại thương, Kinh tế, Ngân hàng… Trái lại, Ngà chọn ngành Công nghệ sinh học (trường ĐH Bách khoa HN). Ngà bộc bạch: “Đâu cứ phải chạy theo ngành “thời thượng” mới có tương lai. Tương lai của mình do mình quyết định và hãy học nghề gì mình yêu thích. Khi mình có đam mê, sẽ là động lực cho mình hứng thú học tập. Cho đến giờ, mình vẫn thấy quyết định lựa chọn của mình hoàn toàn đúng đắn”.
Con gái học khối kỹ thuật, trong môi trường học tập toàn phái mạnh, theo Ngà đó là cơ hội để cạnh tranh bình đẳng. “Dù là nam hay nữ, chỉ cần có sự quyết tâm vươn lên thì sẽ vượt qua chính mình. Theo kinh nghiệm của mình, không nhất thiết phải học ngày, cày đêm theo kiểu “mọt sách”. Đã học là học, chơi ra chơi. Học ít mà hiệu quả vẫn cao...” - Ngà chia sẻ.
Ngọc Ngà đã lên đường sang Pháp theo học chương trình tiến sĩ năm đầu tiên chuyên ngành Công nghệ sinh học tại trường Đại học Montpellier 2. Đam mê nghiên cứu các đề tài về bảo vệ môi trường vẫn đeo đuổi, Ngà tiết lộ: “Đề tài của mình nghiên cứu cây chuyển gene có thể sinh trưởng trên những bãi rác thải sau khi chôn lấp. Các bãi rác hiện nay thường bỏ không sau khi chôn lấp, một trong những nguyên nhân là vì nó bị ô nhiễm kim loại nặng”. Dự định sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ vào năm 2014, Ngà sẽ về làm giảng viên khoa Công nghệ sinh học - Dược học (trường ĐH Khoa học và Công nghệ HN).
Hải Bình
------------------
*****
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét