Nguồn: Bee.net.vn
Gót chân Asin của công nghiệp phần mềm Việt Nam
09/08/2011 16:46:27
Hàng trăm triệu USD đầu tư vào thị trường công nghệ Việt Nam nhưng đến nay chưa hề có thống kê về hiệu quả của những đầu tư này. TS Trần Lương Sơn tiếp tục phân tích những bất cập của ngành công nghệ phần mềm Việt Nam.
Thiếu vắng công ty mạnh và sự bế tắc chiến lược
Trong một bối cảnh thị trường như thế, có thể nói là trong 10 năm qua, Việt Nam có quá ít, thậm chí hầu như không có công ty phần mềm mới nổi lên với tiềm lực lớn, những sản phẩm chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và vươn ra quốc tế.
Trong khí đó, các công ty được hình thành trong giai đoạn 10-15 năm vừa qua thì không đầu tư chiều sâu mà lại có xu hướng “đa dạng hóa” sang các ngành ngoài CNTT. Sự “đa dạng hóa kinh doanh” của các công ty CNTT lớn có bao gồm ngành kinh doanh phần mềm các ngành khác chứng tỏ rằng phần mềm có ưu tiên thấp trong đầu tư của họ. Kết quả là các công ty Việt Nam hầu như không sáng tạo ra công nghệ trong ngành phần mềm.
Việc thiếu đầu tư theo chiều sâu dẫn đến Việt Nam không có những sản phẩm có tầm cỡ “chuẩn thị trường” theo ngành ngang (horizontal) như các phần mềm phục vụ quản lý kinnh doanh (Quản trị tài nguyên doanh nghiệp, Quản lý quan hệ khách hàng, Cộng tác văn phòng. Thương mại điện tử…) và cũng không có các công ty nổi lên trong các thị trường theo chiều dọc (vertical) như ngành tài chính, ngân hàng, y tế, chế tạo, dịch vụ, bán lẻ…
TIN LIÊN QUAN |
---|
Thiếu vắng công ty mạnh và sự bế tắc chiến lược
Trong một bối cảnh thị trường như thế, có thể nói là trong 10 năm qua, Việt Nam có quá ít, thậm chí hầu như không có công ty phần mềm mới nổi lên với tiềm lực lớn, những sản phẩm chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và vươn ra quốc tế.
Trong khí đó, các công ty được hình thành trong giai đoạn 10-15 năm vừa qua thì không đầu tư chiều sâu mà lại có xu hướng “đa dạng hóa” sang các ngành ngoài CNTT. Sự “đa dạng hóa kinh doanh” của các công ty CNTT lớn có bao gồm ngành kinh doanh phần mềm các ngành khác chứng tỏ rằng phần mềm có ưu tiên thấp trong đầu tư của họ. Kết quả là các công ty Việt Nam hầu như không sáng tạo ra công nghệ trong ngành phần mềm.
Việc thiếu đầu tư theo chiều sâu dẫn đến Việt Nam không có những sản phẩm có tầm cỡ. Ảnh minh họa |
Việc thiếu đầu tư theo chiều sâu dẫn đến Việt Nam không có những sản phẩm có tầm cỡ “chuẩn thị trường” theo ngành ngang (horizontal) như các phần mềm phục vụ quản lý kinnh doanh (Quản trị tài nguyên doanh nghiệp, Quản lý quan hệ khách hàng, Cộng tác văn phòng. Thương mại điện tử…) và cũng không có các công ty nổi lên trong các thị trường theo chiều dọc (vertical) như ngành tài chính, ngân hàng, y tế, chế tạo, dịch vụ, bán lẻ…
Vậy là về cấu trúc và chất lượng thị trường, CNPM Việt Nam không hơn cách đây 10 năm được bao nhiêu và vai trò dẫn dắt của các công ty lớn là rất mờ nhạt. Đó chính là kết quả của sự bế tắc chiến lược của ngành, của các công ty lớn trong thập kỷ qua.
Ngành công nghiệp thiếu đầu tư
Trong gần 10 năm qua, có hàng chục quỹ đầu tư, trong đó có quỹ đầu tư rủi ro, đã đưa vào thị trường hàng trăm triệu USD với danh nghĩa là đầu tư cho các công ty CNTT, phần mềm. Thực tế, chúng ta thấy các nguồn đầu tư phần lớn là chảy vào các công ty phi công nghệ như trò chơi điện tử, mạng xã hội, tốt hơn cả thì có thương mại điện tử. Hàng trăm triệu USD đầu tư vào thị trường công nghệ Việt Nam nhưng đến nay chưa hề có thống kê về hiệu quả của những đầu tư này.
Trong khi tiền đổ rất nhiều vào các công ty phục vụ cho nhu cầu xa xỉ như trò chơi điện tử… (thực chất là kinh doanh sản phẩm của nước ngoài) thì hàng loạt nhu cầu thiết yếu cho thị trường Việt Nam như các phần mềm quản lý doanh nghiệp, thương mại điện tử… lại hầu như không nhận được đầu tư.
Thị trường đầu tư tài chính cho ngành CNPM là một vòng luẩn quẩn: Các quỹ đầu tư gặp khó khăn trong việc tìm công ty tốt để đầu tư, còn các công ty thì lại khó khăn trong việc tìm quỹ đầu tư tốt để thực hiện việc phát triển sản phẩm và kinh doanh của mình. Điều đó có nghĩa là Việt Nam không phải là một thị trường tốt cho việc phát triển công nghệ phần mềm.
Điểm lại một số công phần mềm thành công, đặc biệt là ngành gia công phần mềm (outsourcing) chúng ta đều sẽ thấy rằng nguồn tài chính dẫn đến thành công đó là tài chính nội tại, từ các ngành kinh doanh khác của công ty mẹ. Điều đó chứng tỏ rằng đầu tư vào ngành phần mềm là thích đáng và quyết định đầu tư vào ngành phần mềm hay không của một công ty, hay một quỹ đầu tư thể hiện quan điểm khác nhau của họ về triển vọng của ngành: Các nhà đầu tư chưa tin vào triển vọng ngành phần mềm như một ngành công nghiệp thượng nguồn (upstream), so với đầu tư vào các ngành sử dụng phần mềm để kinh doanh như công nghiệp nội dung số, ngành công nghiệp hạ nguồn (downstream).
Khủng hoảng nhân lực
Nhân lực là niềm hy vọng lớn của Việt Nam trong toàn thể chiến lược ngành CNPM. Tuy nhiên trong khoảng 5 năm vừa qua, nhân lực CNPM Việt Nam đã có sự giảm sút nghiêm trọng. Cuối năm 2007, đầu năm 2008, tôi đã có những bài phát biểu cảnh báo về tình trạng này và đưa ra quan điểm rằng ngành CNPM gặp khủng hoảng, và khủng hoảng nhân lực trong ngành CNPM là nguyên nhân và cũng là hệ quả của khủng hoàng ngành CNPM.
Việc nhân lực ngày càng trở nên đắt đỏ so với năng lực thực tế, các công ty rất khó khăn trong việc tuyển dụng các vị trí thích hợp, thế hệ kỹ sư phần mềm trưởng thành bỏ nghề tăng lên, sinh viên khó tìm được công ty tốt để làm việc và trưởng thành, và gần đây, có thông tin (cần kiểm tra lại cho chính xác) rằng số sinh viên thi vào ngành CNTT giảm đến 40-50%... là những dấu hiệu không thể rõ ràng hơn về cuộc khủng hoảng ngành nhân lực này. Với tình hình chuẩn bị nhân lực như vậy, chúng ta sẽ tiếp tục gánh chịu khó khăn cho sự phát triển ngành CNPM trong ít nhất một thập niên tiếp theo và việc “đầu tư lại” sẽ là hết sức tốn kém.
Sự hỗ trợ của Nhà nước
Ngoại trừ các quốc gia có cơ chế thị trường mạnh, đặc biệt là các nước phát triển, ngành CNPM ở các nước đang phát triển, các nền kinh tế đang lên, đều nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Nhà nước, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Sự hỗ trợ của Nhà nước thể hiện ở ba khía cạnh. Thứ nhất, đó là chính sách, pháp luật. Thứ hai, đó là các chương trình cụ thể. Thứ ba là sự tham dự có tính chất cổ vũ của lãnh đạo Nhà nước, thể hiện qua các phát biểu chính thức, và sau đó được cụ thể hóa bằng các chính sách, pháp luật, hay chương trình… như nêu trên.
Tuy nhiên, đáng tiếc rằng sự hỗ trợ của Nhà nước ở Việt Nam đã đi chệch phương hướng. Thí dụ, trong giai đoạn từ năm 2000, chúng ta đã dành phần lớn tiền đầu tư cho việc xây dựng các khu công nghiệp phần mềm tập trung, với hàng chục Tỉnh, Thành phố có “Công viên phần mềm”. Có thể nói cho đến nay, các khu công viên phần mềm đó là trống rỗng hoặc đã trở thành các khu cho thuê văn phòng, trong đó, bên cho thuê là những công ty phần mềm nhưng tỷ lệ kinh doanh phần mềm của họ chỉ là rất nhỏ so với kinh doanh cho thuê văn phòng, còn bên thuê là những công ty phần mềm khác nhỏ bé hơn, phải trả giá thuê không còn gì là “ưu đãi” cho ngành CNPM.
Trong khi đó, ở các nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan… các khu công nghiệp phần mềm tập trung nằm dưới sự quản lý của Nhà nước, với giá thuê là rất ưu đãi để các công ty của họ có thể cạnh tranh quốc tế, và không có hiện tượng các công ty phần mềm phải lợi dụng kinh doanh bất động sản cho việc làm ăn của mình.
Gần đây, Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành một nước mạnh về CNTT” là sự thể hiện một lần nữa ý chí của lãnh đạo nhà nước trong việc phát triển ngành CNTT thành một ngành chiến lược của quốc gia. Song tiếp theo, chúng ta đã chứng kiến một dự thảo đề án thiếu hợp lý, thiếu tính khoa học và thực tiễn.
Từ những “mong muốn” được nêu trong Đề án, chúng ta sẽ chờ xem chính sách, pháp luật và các chương trình cụ thể sẽ được hình thành và thực thi như thế nào để Việt Nam thực sự sớm trở thành một nước mạnh về CNTT.
Kỳ tới: Gương mặt nổi bật trong ngành CNTT Việt Nam
TS Trần Lương Sơn
Ngành công nghiệp thiếu đầu tư
Trong gần 10 năm qua, có hàng chục quỹ đầu tư, trong đó có quỹ đầu tư rủi ro, đã đưa vào thị trường hàng trăm triệu USD với danh nghĩa là đầu tư cho các công ty CNTT, phần mềm. Thực tế, chúng ta thấy các nguồn đầu tư phần lớn là chảy vào các công ty phi công nghệ như trò chơi điện tử, mạng xã hội, tốt hơn cả thì có thương mại điện tử. Hàng trăm triệu USD đầu tư vào thị trường công nghệ Việt Nam nhưng đến nay chưa hề có thống kê về hiệu quả của những đầu tư này.
Trong khi tiền đổ rất nhiều vào các công ty phục vụ cho nhu cầu xa xỉ như trò chơi điện tử… (thực chất là kinh doanh sản phẩm của nước ngoài) thì hàng loạt nhu cầu thiết yếu cho thị trường Việt Nam như các phần mềm quản lý doanh nghiệp, thương mại điện tử… lại hầu như không nhận được đầu tư.
Thị trường đầu tư tài chính cho ngành CNPM là một vòng luẩn quẩn: Các quỹ đầu tư gặp khó khăn trong việc tìm công ty tốt để đầu tư, còn các công ty thì lại khó khăn trong việc tìm quỹ đầu tư tốt để thực hiện việc phát triển sản phẩm và kinh doanh của mình. Điều đó có nghĩa là Việt Nam không phải là một thị trường tốt cho việc phát triển công nghệ phần mềm.
Điểm lại một số công phần mềm thành công, đặc biệt là ngành gia công phần mềm (outsourcing) chúng ta đều sẽ thấy rằng nguồn tài chính dẫn đến thành công đó là tài chính nội tại, từ các ngành kinh doanh khác của công ty mẹ. Điều đó chứng tỏ rằng đầu tư vào ngành phần mềm là thích đáng và quyết định đầu tư vào ngành phần mềm hay không của một công ty, hay một quỹ đầu tư thể hiện quan điểm khác nhau của họ về triển vọng của ngành: Các nhà đầu tư chưa tin vào triển vọng ngành phần mềm như một ngành công nghiệp thượng nguồn (upstream), so với đầu tư vào các ngành sử dụng phần mềm để kinh doanh như công nghiệp nội dung số, ngành công nghiệp hạ nguồn (downstream).
Khủng hoảng nhân lực
Nhân lực là niềm hy vọng lớn của Việt Nam trong toàn thể chiến lược ngành CNPM. Tuy nhiên trong khoảng 5 năm vừa qua, nhân lực CNPM Việt Nam đã có sự giảm sút nghiêm trọng. Cuối năm 2007, đầu năm 2008, tôi đã có những bài phát biểu cảnh báo về tình trạng này và đưa ra quan điểm rằng ngành CNPM gặp khủng hoảng, và khủng hoảng nhân lực trong ngành CNPM là nguyên nhân và cũng là hệ quả của khủng hoàng ngành CNPM.
Việc nhân lực ngày càng trở nên đắt đỏ so với năng lực thực tế, các công ty rất khó khăn trong việc tuyển dụng các vị trí thích hợp, thế hệ kỹ sư phần mềm trưởng thành bỏ nghề tăng lên, sinh viên khó tìm được công ty tốt để làm việc và trưởng thành, và gần đây, có thông tin (cần kiểm tra lại cho chính xác) rằng số sinh viên thi vào ngành CNTT giảm đến 40-50%... là những dấu hiệu không thể rõ ràng hơn về cuộc khủng hoảng ngành nhân lực này. Với tình hình chuẩn bị nhân lực như vậy, chúng ta sẽ tiếp tục gánh chịu khó khăn cho sự phát triển ngành CNPM trong ít nhất một thập niên tiếp theo và việc “đầu tư lại” sẽ là hết sức tốn kém.
Sự hỗ trợ của Nhà nước
Ngoại trừ các quốc gia có cơ chế thị trường mạnh, đặc biệt là các nước phát triển, ngành CNPM ở các nước đang phát triển, các nền kinh tế đang lên, đều nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Nhà nước, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Sự hỗ trợ của Nhà nước thể hiện ở ba khía cạnh. Thứ nhất, đó là chính sách, pháp luật. Thứ hai, đó là các chương trình cụ thể. Thứ ba là sự tham dự có tính chất cổ vũ của lãnh đạo Nhà nước, thể hiện qua các phát biểu chính thức, và sau đó được cụ thể hóa bằng các chính sách, pháp luật, hay chương trình… như nêu trên.
Tuy nhiên, đáng tiếc rằng sự hỗ trợ của Nhà nước ở Việt Nam đã đi chệch phương hướng. Thí dụ, trong giai đoạn từ năm 2000, chúng ta đã dành phần lớn tiền đầu tư cho việc xây dựng các khu công nghiệp phần mềm tập trung, với hàng chục Tỉnh, Thành phố có “Công viên phần mềm”. Có thể nói cho đến nay, các khu công viên phần mềm đó là trống rỗng hoặc đã trở thành các khu cho thuê văn phòng, trong đó, bên cho thuê là những công ty phần mềm nhưng tỷ lệ kinh doanh phần mềm của họ chỉ là rất nhỏ so với kinh doanh cho thuê văn phòng, còn bên thuê là những công ty phần mềm khác nhỏ bé hơn, phải trả giá thuê không còn gì là “ưu đãi” cho ngành CNPM.
Trong khi đó, ở các nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan… các khu công nghiệp phần mềm tập trung nằm dưới sự quản lý của Nhà nước, với giá thuê là rất ưu đãi để các công ty của họ có thể cạnh tranh quốc tế, và không có hiện tượng các công ty phần mềm phải lợi dụng kinh doanh bất động sản cho việc làm ăn của mình.
Gần đây, Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành một nước mạnh về CNTT” là sự thể hiện một lần nữa ý chí của lãnh đạo nhà nước trong việc phát triển ngành CNTT thành một ngành chiến lược của quốc gia. Song tiếp theo, chúng ta đã chứng kiến một dự thảo đề án thiếu hợp lý, thiếu tính khoa học và thực tiễn.
Từ những “mong muốn” được nêu trong Đề án, chúng ta sẽ chờ xem chính sách, pháp luật và các chương trình cụ thể sẽ được hình thành và thực thi như thế nào để Việt Nam thực sự sớm trở thành một nước mạnh về CNTT.
Kỳ tới: Gương mặt nổi bật trong ngành CNTT Việt Nam
TS Trần Lương Sơn
------------------
*****
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét