Nguồn: giaoduc.net.vn
Thứ bảy, 06 Tháng 8 2011 08:33
(GDVN) – Ngày 25/7 vừa qua, chiến hạm “Đinh Tiên Hoàng” thứ hai dự án Gerpard-3.9 đã về tới căn cứ quân sự Cam Ranh của Việt Nam.
Chiến hạm "Đinh Tiên Hoàng" thứ hai dự án Gepard-3.9. |
Sau khi hoàn tất các cuộc thử nghiệm cần thiết (thử nghiệm tại nhà máy, thử nghiệm hành trình, thử hệ thống vũ khí và khả năng bảo đảm sinh tồn), ngày 25/5/2011 Nga đã đưa chiến hạm “Đinh Tiên Hoàng” thứ hai cho Hải quân Việt Nam lên một chiếc tàu vận tải chuyên dụng Eide Transporter, ngày 25/5 bắt đầu vận chuyển về Việt Nam và tới ngày 25/7 vừa qua mới cập quân cảng Cam Ranh.
Theo yêu cầu từ phía Hải quân Việt Nam , sau khi tiếp nhận chiến hạm “Đinh Tiên Hoàng” đầu tiên dự án Gerpard-3.9 vào ngày 5/3/2011, các chuyên gia của xưởng đóng tàu Zelenodolsk mang tên Gorki của Nga đã thay đổi một số chi tiết trong nội thất của tàu.
Các chuyên gia phân tích nhận định rằng, sau khi điều chỉnh một số chi tiết, chiến hạm “Đinh Tiên Hoàng” thứ hai này sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn cho các chuyên gia Việt Nam trong quá trình bảo dưỡng và sử dụng.
Chiến hạm "Đinh Tiên Hoàng" đầu tiên dự án Gepard-3.9. |
Tất cả các chi tiết, các hệ thống, trang thiết bị điện tử trên tàu đều tuân thủ theo đúng kết cấu và dự án thiết kế ban đầu mà hai bên đã thống nhất. Chiến hạm này đã được công nhận là mô hình tàu chuẩn năm 2011.
Hợp đồng đóng mới hai chiến hạm “Đinh Tiên Hoàng” dự án Gepard-3.9 đã được Việt Nam và Nga ký kết vào tháng 12/2006. Ngày 5/3/2011, Nga đã bàn giao chiến hạm đầu tiên lớp này và chỉ 4 tháng sau đó, Việt Nam đã nhận nốt chiến hạm thứ hai.
“Đinh Tiên Hoàng” là chiến hạm dùng để thực hiện hàng loạt các nhiệm vụ như tìm kiếm, theo dõi và chống lại các mục tiêu trên không, ngầm và nổi; tiến hành các chiến dịch hộ tống và tuần tiễu; bảo vệ các khu đặc quyền kinh tế ở biên giới trên biển.
Lượng choán nước toàn phần của tàu gần 2100 tấn, cự ly hoạt động gần 5000 hải lý. Qua quá trình cải tiến các đặc tính của động cơ, tàu đã đạt được vận tốc thực vượt chỉ số vận tốc khi thiết kế (từ 18 hải lý/h lên tới 21 hải lý/h).
Hữu Kỷ - Nhật Minh (Tổng hợp)
-----------------------------------------------
Việt Nam nhận chiến hạm Gepard thứ 2
Cập nhật lúc :9:37 AM, 06/08/2011
Sau hành trình hơn 2 tháng từ nhà máy đóng tàu Gorky Zelenodolsk, tàu hộ tống tên lửa Gepard thứ 2 của HQND Việt Nam đã về nước vào cuối tháng 7/2011.
>> Chiến hạm Gepard thứ 2 sắp về Việt Nam
(*) Đang cập nhật
Công tác lai dắt tàu Gepard thứ 2 từ tàu dock Edietransporter đã diễn ra thành công tốt đẹp, dưới sự giám sát của các sĩ quan Hải quân Việt Nam và đại diện của nhà máy đóng tàu Gorky Zelenodolsk.
Tàu hộ tống tên lửa Gepard thứ 2 được xây dựng với cấu hình vũ khí tương tự như tàu Gepard 1 với một số cải tiến và nâng cấp.
Tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 đã được cải thiện hiệu suất cho khả năng đi biển dài ngày hơn, khả năng cơ động cao, nhanh nhẹn trong xử lý tình huống và tầm hoạt động.
Theo nhà sản xuất, nội thất của tàu đã được sửa đổi nhằm tăng độ tiện nghi cho thủy thủ đoàn. Đặc biệt, theo các chuyên gia của nhà máy đóng tàu, chiếc Gepard thứ 2 này được cải tiến khá nhiều so với trước, tiện lợi hơn trong công tác bảo trì và hoạt động.
>> Hải quân Việt Nam làm chủ trang thiết bị mới
>> So sánh các chiến hạm tiêu biểu ở Đông Nam Á
>> Việt Nam quan tâm tàu đổ bộ Murena-E
>> Bộ đôi 'kình ngư' trên biển Đông
>> Nga giúp Hải quân Việt Nam tương đương với Ấn Độ
>> Việt Nam sắp có hệ thống huấn luyện Gepard, Kilo
(*) Đang cập nhật
Công tác lai dắt tàu Gepard thứ 2 từ tàu dock Edietransporter đã diễn ra thành công tốt đẹp, dưới sự giám sát của các sĩ quan Hải quân Việt Nam và đại diện của nhà máy đóng tàu Gorky Zelenodolsk.
Tàu hộ tống tên lửa Gepard thứ 2 được xây dựng với cấu hình vũ khí tương tự như tàu Gepard 1 với một số cải tiến và nâng cấp.
Tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 đã được cải thiện hiệu suất cho khả năng đi biển dài ngày hơn, khả năng cơ động cao, nhanh nhẹn trong xử lý tình huống và tầm hoạt động.
Theo nhà sản xuất, nội thất của tàu đã được sửa đổi nhằm tăng độ tiện nghi cho thủy thủ đoàn. Đặc biệt, theo các chuyên gia của nhà máy đóng tàu, chiếc Gepard thứ 2 này được cải tiến khá nhiều so với trước, tiện lợi hơn trong công tác bảo trì và hoạt động.
Tàu dock chở Gepard thứ 2. |
Dự đoán, chiến hạm Gepard mới được đăt tên là HQ-012 Ngô Quyền. |
2 Chiếc Gepard cùng treo cờ Việt Nam. |
>> Hải quân Việt Nam làm chủ trang thiết bị mới
>> So sánh các chiến hạm tiêu biểu ở Đông Nam Á
>> Việt Nam quan tâm tàu đổ bộ Murena-E
>> Bộ đôi 'kình ngư' trên biển Đông
>> Nga giúp Hải quân Việt Nam tương đương với Ấn Độ
>> Việt Nam sắp có hệ thống huấn luyện Gepard, Kilo
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Chúng ta tự nâng cốc anh em ơi ! Rất mong các bác lãnh đạo quan tâm hơn nữa đến quốc phòng của đất nước ta, các bác hãy chắt chiu tiền thuế của nhân dân mua hàng tốt, giá phải chăng. Đất nước ta có trở nên hùng cường hay không tuỳ thuộc vào các bác.
Hồng Thắm
Ước mong Việt Nam sẽ có thêm nhiều chiếc Gepard mang tên các vị anh hùnh dân tộc khác, đặc biệt không thể thiếu vị tướng lừng dang Trần Hưng Đạo. Hải quân Việt Nam nếu có đi thăm hữu nghị các nước khác thì hãy đưa chiến hạm Đinh Tiên Hoàng và chiến hạm Ngô Quyền này đi, đó là niềm tự hào cho sức mạnh của dân tộc Việt Nam nói chung và Hải quân Việt Nam nói riêng.
PHẠM HỒNG SƠN
Nắm được những thông tin nóng hổi về sự lớn mạnh của hải quân nói riêng, quân đội nói chung là khát khao của những người yêu nước. Cảm ơn Đất Việt đã có nhiều cố gắng đáp ứng được nguyện vọng chính đáng này. Các bạn đã "gãi đúng chỗ ngứa" và hãy cố gắng hơn nữa để "gãi đã ngứa" bạn đọc gần xa.
ThuMinh
Mừng lắm lại có thêm 1 con tàu nữa để bảo vệ biển đảo quê hương. Cháu yêu biển và thương các chú hải quân nhiều lắm.
pvthan
Tên mỗi chiến hạm cũng có những ý nghĩa riêng của nó. Chiến thứ nhất mang tên Đinh Tiên Hoàng, chiếc thứ hai dự kiến là Ngô Quyền và chiếc thứ ba theo tôi nên đặt là Trần Hưng Đạo. Đó đều là những cái tên nhắc nhở nhiều điều nếu ai đó muốn xâm phạm bờ cõi của chúng ta.
Trần Ngọc Hộ
Chiến hạm Gepard đầu tiên mang tên Đinh Tiên Hoàng,tuy không phải là vị tướng thủy quân như Ngô Quyền hay Lê Hoàn, nhưng là vị hoàng đế thống nhất giang sơn và đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Theo tôi nghĩ chiến hạm Gepard thứ 2 này có thể mang tên Ngô Quyền để rồi sau này sẽ có Hạm đội Trần Hưng Đạo sẽ có Soái hạm Trần Hưng Đạo cùng với chiến hạm Trần Khánh Dư, chiến hạm Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản, Trần Quốc Tảng, các tàu ngầm Yết Kiêu, tàu ngầm Dã tượng; Hạm đội Quang Trung cùng các chiến hạm Nguyễn Phúc Tần cùng với các vị tướng thủy binh trong thế kỷ 17~19; Hạm đội Võ Nguyên Giám với soái hạm Võ Nguyên Giáp cùng với các chiến hạm mang tên các chiến sĩ cách mạng.
Le nam Thanh
Nói chung là mừng rồi, cả tuần nay cứ vào mạng coi vì cái hạn 65 ngày đã hết mà chưa thấy mặt mũi ở đâu. Tuy nhiên sao mình không bổ sung thêm Yakhont hoặc Moskit vì nghe nói còn chỗ ở khoang phía trước. Trong khi loại Uran thì tốc độ chậm dễ bị các loại vũ khí đối phương hạ. Indonesia cũng đã cải tiến tàu cũ đưa Yankhont lắp vào sẽ đảm bảo một sức mạnh vượt trội.
ChiThichHangVietNam
Đối với Việt Nam, khinh hạm như Gepard là tương đối thích hợp, kể ra thì lắp ống phóng thẳng đứng để có thể phóng nhiều loại tên lửa tầm xa hơn uran thì hay hơn, quan trọng nhất là chúng ta sẽ phải dần làm chủ được công nghệ.
------------------
*****
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét