Nguồn: giaoduc.net.vn
Thứ sáu, 05 Tháng 8 2011 16:19
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, từ lâu đã là một vị tướng huyền thoại của nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Trong những ngày cả nước hướng về Thủ đô để mừng thọ Đại tướng tròn 100 tuổi (Đại tướng sinh ngày 25/8/1911), phóng viên đã đến thăm văn phòng làm việc của Đại tướng và được gặp người trợ lý đã gắn bó với ông gần 40 năm (trong đó gần 20 năm nay phụ trách văn phòng của Đại tướng) - Đại tá Nguyễn Huyên.
Bài 1: Đại tướng làm việc không nghỉ và thông minh lạ kỳ
- Thưa Đại tá, ông vừa vào Quân y viện 108 thăm Đại tướng về, xin ông cho biết tình hình sức khỏe của Đại tướng?
Đại tá Nguyễn Huyên: Thường thì một tuần ba bốn lần tôi vào thăm Đại tướng. Dạo này sức khỏe của anh ổn định, tỉnh táo nhưng vẫn cần giữ gìn nên hạn chế người vào thăm. Hôm nay tôi có hỏi “Anh có đau ở đâu không?” thì Đại tướng lắc đầu. Mấy hôm trước hỏi câu đó, anh lấy tay chỉ ở bụng. Khi vừa vào thăm anh bắt tay tôi và khi chào anh ra về thì anh lại giơ tay nắm chặt tay tôi.
Bài 1: Đại tướng làm việc không nghỉ và thông minh lạ kỳ
- Thưa Đại tá, ông vừa vào Quân y viện 108 thăm Đại tướng về, xin ông cho biết tình hình sức khỏe của Đại tướng?
Đại tá Nguyễn Huyên: Thường thì một tuần ba bốn lần tôi vào thăm Đại tướng. Dạo này sức khỏe của anh ổn định, tỉnh táo nhưng vẫn cần giữ gìn nên hạn chế người vào thăm. Hôm nay tôi có hỏi “Anh có đau ở đâu không?” thì Đại tướng lắc đầu. Mấy hôm trước hỏi câu đó, anh lấy tay chỉ ở bụng. Khi vừa vào thăm anh bắt tay tôi và khi chào anh ra về thì anh lại giơ tay nắm chặt tay tôi.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp |
- Xin ông kể lại khi mới được giao nhiệm vụ đến làm việc bên Đại tướng, ông đã có ấn tượng gì đầu tiên về Đại tướng Võ Nguyên Giáp?
Đại tá Nguyễn Huyên: Năm 1975, tôi được điều về văn phòng Bộ quốc phòng, sau đó được phân công đến làm việc giúp Đại tướng theo dõi về thời sự. Khi ấy Đại tướng đang cần có người tổng hợp thông tin thời sự trong nước và thế giới hàng ngày.
Ấn tượng đầu tiên của tôi là sao lại có người làm việc trí óc với cường độ lớn đến thế. Làm suốt ngày, nhiều đêm làm việc đến tận khuya, hầu như trong đầu ít khi được nghỉ ngơi. Ngủ thì thôi chứ thức là anh lại suy nghĩ công việc, có lúc đang ăn cơm cũng dừng lại gọi điện thoại làm việc. Lúc nào anh cũng đòi hỏi được làm việc, cũng sẵn sàng trao đổi công việc. Mà khi tôi mới đến thì anh Văn đã vào tuổi 65.
Buổi sáng, Đại tướng vừa đi tập thể dục vừa nghe tôi báo cáo tình hình thời sự trong nước và thế giới. Từ khoảng năm giờ rưỡi hoặc sáu giờ sáng tôi đã có mặt đi theo anh để báo cáo tin tức lúc anh đang đi bộ tập thể dục.
Có thời kỳ văn phòng của Đại tướng có tất cả 17 người trong đó có 8 sĩ quan cấp Thiếu tá, Trung tá, Đại tá là những cán bộ nghiên cứu giúp anh làm việc. Mỗi người được phân công phụ trách một lĩnh vực như quân sự, kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, giáo dục, công tác của Đảng, Nhà nước. Tuỳ theo công việc có lúc tập trung tất cả cùng nghiên cứu một vấn đề Đại tướng nêu lên.
Bộ phận văn phòng thường phải làm việc rất khẩn trương không kể ngày nghỉ, giờ nghỉ mới đáp ứng được yêu cầu của Đại tướng. Bộ phận cán bộ nghiên cứu phải theo dõi phân tích tổng hợp tình hình, đề xuất ý kiến về những vấn đề trong lĩnh vực mình phụ trách. Chúng tôi có nhiệm vụ báo cáo với Đại tướng để Đại tướng chuẩn bị nội dung làm việc với lãnh đạo, với các ngành, các địa phương, đơn vị.
Suốt thời kỳ những năm 80-90 của của thế kỷ 20, tôi thấy Đại tướng làm việc liên miên không nghỉ kể cả ngày Chủ nhật. Một hôm, tôi đề nghị với anh: “Chủ nhật này anh dành thời gian nghỉ ngơi một hôm cho thảnh thơi.” Anh liền nói ngay: “Cậu tưởng Chủ nhật để mình ngồi ở nhà như vậy là nghỉ à? Với mình một ngày mà trong đầu không nhận được thông tin gì mới thì cảm giác nó trì trệ, còn mệt hơn.”
Từ đó, tôi không bao giờ đề nghị anh nghỉ nữa. Và tất cả chúng tôi luôn sẵn sàng phân công nhau làm việc bên anh không nghỉ Chủ nhật.
Đối với anh Văn, lúc nào cũng muốn có thông tin, xử lý thông tin. Những năm anh 70, 75 cho đến 80 tuổi, anh đều dành thời gian đi thực tế thăm địa phương, đơn vị, cơ quan để hiểu tình hình để hiểu đời sống, sinh hoạt của nhân dân, của cán bộ chiến sĩ.
- Thưa Đại tá, ấn tượng tiếp theo của ông về Đại tướng sẽ là điều gì ạ?
Đại tá Nguyễn Huyên: Đúng rồi, còn có ấn tượng thứ hai là tôi thấy anh Văn rất thông minh. Để báo cáo tin tức cho anh, tôi phải đọc trước các bản tin, có đoạn tin phức tạp tôi phải đọc hai ba lần mới hiểu. Vậy mà khi tôi đọc cho anh chỉ một lần trong khi anh vừa tập thể dục vừa nghe, tôi định đọc lại lần nữa thì anh khoát tay nói “Được rồi, hiểu rồi.” Và anh bình luận trúng ngay vào điểm cốt yếu của bản tin.
Có hôm phải làm báo cáo gấp, anh vừa đi lại trong phòng vừa đọc cho tôi ghi một mạch hơn 20 trang giấy.
Ấn tượng này được chứng minh rất rõ về sau, khi anh được Đảng, Nhà nước phân công phụ trách khoa học và giáo dục. Hai lĩnh vực mới mẻ và khó nhưng do thông minh và có cách làm việc rất khoa học, gắn lý luận với thực tiễn, tự học tập, nghe chuyên gia, biết cách giàu trí tuệ của mình nên chỉ trong một thời gian ngắn anh đã nắm bắt được vấn đề và có ý kiến chỉ đạo sắc bén.
Những lần phát biểu trước hội nghị, hội thảo anh chỉ chuẩn bị bằng ghi đề cương cho bài nói chứ hầu như không có việc đọc văn bản viết sẵn.
- Ông có thể cho biết sự quan tâm của Đại tướng với các cán bộ chiến sĩ trực tiếp giúp mình và sự quan tâm đối với gia đình?
Đại tá Nguyễn Huyên: Là một nhà lãnh đạo cấp cao, một vị tướng đứng đầu quân đội bận trăm công nghìn việc nhưng anh vẫn quan tâm đến anh chị em phục vụ và giúp mình làm việc, anh thường xuyên thăm hỏi tình hình gia đình, vợ con, có những lúc anh dành thời gian đến thăm gia đình anh chị em. Thỉnh thoảng anh lại thân mật trò chuyện trao đổi cùng anh em. Anh luôn được anh chị em hết lòng phục vụ không chỉ vì trách nhiệm được giao mà còn vì tình cảm yêu mến quý trọng.
Với gia đình, Đại tướng là một người mẫu mực luôn quan tâm đến sức khoẻ và sự tiến bộ của mọi người thân trong gia đình. Anh Văn và chị Hà luôn quan tâm chăm sóc giáo dục con cháu trưởng thành, gia đình hòa thuận. Có thể nói gia đình anh sống thật hạnh phúc. Đó là một nhân tố rất quan trọng để anh hoàn thành nhiệm vụ và sống khoẻ, sống vui, sống thọ.
- Sống bên Đại tướng nhiều năm, ông có thể cho biết Đại tướng ghét nhất là điều gì?
Đại tá Nguyễn Huyên: Anh ghét nhất là xu nịnh. Những ai cứ khúm núm, nói theo, nói cho vừa ý cấp trên không có chính kiến rõ ràng là anh không thích. Có câu chuyện thế này: Tôi nhớ một hôm có đồng chí cán bộ cấp cao đi nước ngoài về đến thăm anh, nói với anh: “Người như Đại tướng thì ở bên đó người ta dựng tượng lâu rồi đấy ạ!” Anh nghe đến đấy liền hỏi: “Anh nói cái gì vậy! Đó là việc của người ta.”…
Bài 2: Đại tướng Võ Nguyên Giáp chưa hề treo chữ “nhẫn”
Theo Nguyễn Anh (Vietnam+)
--------------------------------------------------
Nguồn: TTXVN
Bài 2: Đại tướng Võ Nguyên Giáp chưa hề treo chữ "nhẫn"
06/08/2011 | 08:40:00
Từ khóa : Đại tướng, Võ Nguyên Giáp, Đại tá Nguyễn Huyên, Vị tướng
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng huyền thoại của nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế sắp tròn 100 tuổi và bước sang tuổi 101, phóng viên Vietnam+ đã được gặp Đại tá Nguyễn Huyên - người trợ lý đã gắn bó với Đại tướng gần 40 năm để hỏi ông một số câu hỏi còn gợi băn khoăn pha chút tò mò với những người kính yêu Đại tướng. - Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một vị tướng lỗi lạc, vậy thì cách cư xử của Đại tướng có "quân sự" và rất nguyên tắc không, thưa ông?
Đại tá Nguyễn Huyên: Anh nghiêm túc trong công việc nhưng không cứng nhắc đâu. Anh Văn còn hay đùa dí dỏm nữa. Ví dụ như khi đang tập trung làm việc tôi có việc cần xin anh nghỉ 10 phút thì anh bảo: “Cho cậu nghỉ hẳn 11 phút luôn!”
- Trong trường hợp gặp những ý kiến khác ý của mình thì Đại tướng có chấp nhận và chấp nhận thế nào, thưa ông?
Đại tá Nguyễn Huyên: Anh luôn thích trung thực, thẳng thắn. Anh hay dặn: “Cái gì thấy đúng thì cứ giữ ý kiến.” Đại tướng luôn lắng nghe ý kiến của mọi người, dù ý kiến đó có thể ông chưa đồng tình. Chính vì thế khi anh đến các địa phương, các ngành ở đâu có có vấn đề gì người ta cũng muốn nói với anh. Có lẽ nhờ vậy mà anh có điều kiện để phân tích tình hình một cách khách quan, toàn diện, hiểu được thực chất và tìm ra giải pháp thuận lòng người.
[ Chuyện ít được biết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp]
- Xin được mạo muội hỏi ông một chuyện? Có lần phỏng vấn một cán bộ quân đội, tôi được biết chuyện đồn về Đại tướng có treo chữ "nhẫn" ở chỗ làm việc là không đúng. Vậy mong ông nói rõ về việc này?
Đại tá Nguyễn Huyên: Chuyện nói Đại tướng treo chữ “nhẫn” mà bạn vừa nêu là hoàn toàn bịa đặt. Đại tướng không hề treo chữ đó. Một lần có người yêu kính Đại tướng muốn tặng anh chữ "Nhẫn" thư pháp lồng trong khung kính. Trước khi tặng, anh ấy có đến hỏi tôi, tôi nói chữ “nhẫn” có hai cách hiểu.
Thứ nhất có nghĩa là kiên nhẫn, nhẫn nại nhưng cũng có nghĩa thứ hai là nhẫn nhục. Đại tướng chưa bao giờ là người chịu nhẫn nhục theo cách hiểu thứ hai. Vì vậy tặng là không nên vì có thể làm cho người ta hiểu sai lệch hoặc có kẻ xuyên tạc.
Tôi còn được biết bài thơ “Chữ Nhẫn” đã đăng lên báo nói là của Đại tướng. Nhưng Đại tướng không hề có bài thơ ấy và tờ báo đó đã phải đính chính. Trong bài thơ có câu “Có khi nhẫn để tiến thân” thì Đại tướng của chúng ta không bao giờ như vậy.
Đại tướng là người luôn làm chủ tình hình, luôn chủ động, không bao giờ bị động, biết làm việc gì, nêu ý kiến gì, lúc nào cho đạt hiệu quả. Anh cũng là người giữ ý kiến của mình mà không gây mất đoàn kết, lại có phương pháp đấu tranh phù hợp để cuối cùng thực hiện được ý kiến đúng đắn đó và được mọi người đồng tình.
- Suốt bao nhiêu năm ở bên Đại tướng, ông có cảm nghĩ gì về chính mình?
Đại tá Nguyễn Huyên: Một câu hỏi có tính tổng kết quá! Được làm việc với Đại tướng, bản thân tôi khi mới về làm việc giúp Đại tướng chỉ là một thiếu tá, một cán bộ nghiên cứu ở cơ quan cấp dưới. Trình độ của tôi ban đầu còn hạn chế nhưng sau này và đến giờ đã mở rộng được hiểu biết, về lý luận cũng như về thực tiễn. Tôi thấy trình độ của mình được nâng lên nhiều và học được anh Văn nhiều lắm: Học được về phẩm chất đạo đức, về kiến thức và về phương pháp làm việc, về cách cư xử ở đời.
Điều sâu sắc mà anh Văn nhiều lần kể với anh em là thời kỳ đầu cách mạng, một đêm nằm ngủ với Bác Hồ trên giường làm bằng cành cây rất đau người tại hang Pắc Bó, đang trao đổi công việc, bỗng dưng Bác dừng lại và nói một câu: "Chú Văn ạ! làm cách mạng là phải ‘Dĩ công vi thượng’" - nghĩa là phải lấy việc công làm trên hết, cũng có nghĩa là luôn đặt lợi ích chung lên trên hết, không cá nhân chủ nghĩa. Điều này rất có nghĩa với chúng ta hiện nay.
Là một cán bộ quân đội, tôi thấy mình thật hạnh phúc là đã có một thời gian khá dài được làm việc, gắn bó với anh Văn - một vị tướng kiệt xuất, nhân nghĩa, tài ba, luôn hết lòng vì nước vì dân./.
- Trân trọng cảm ơn Đại tá! Chúc ông luôn mạnh khỏe!
Nguyễn Anh (Vietnam+)
------------------
*****
Quái lạ, bảo đến thăm Đại Tướng Võ Nguyên Giáp mà lại gặp và nói chuyện với Đại Tá Nguyễn Huyên là sao? Cái xã hội này đến là lạ, cái gì cũng phải "định hướng" thì mới vui à? Nếu Tướng Giáp sống được đến 100 tuổi một cách khỏe mạnh thì trước tiên là phúc của gia đình ông ấy, sau thì đất nước được thơm lây nên cần công khai và trung thực thông tin một cách rộng rãi cho dân biết dân vui.Còn nếu sức khỏe không tốt cũng không nên làm phiền cụ làm gì mà thêm tội. Mà nói gở, nếu ông cụ mất rồi cũng nên cho dân biết, vì với người Việt mình "nghĩa tử là nghĩa tận", đừng để người ra đi mà vẫn còn thấy hận vì đến ngày chết của bản thân mà người ta cũng giấu như mèo giấu c...Chúc mọi việc bình an với Đại Tướng và gia quyến!
Trả lờiXóaThoi` diem nay` ma` dua tin suc khoe cua ong DT Vo nguyen Giap ... ?? co' phai that. long` khong???
Trả lờiXóahay chi? la` chien' thuat lam` thap' gia' tri. cua ong Cu huy ha VU
VI` Y' MUON' NOI' LA` DT VO NGUYEN GIAP'thuoc. ve` ben nha nuoc'.
Cu huy ha Vu khong la` gi cua Ong Vo nguyen Giap' ca .
Thông tin về tình hình sức khỏe của ĐT VNG như thế thì không đúng với tít giật.
Trả lờiXóa