Nguồn: giaoduc.net.vn
Thứ sáu, 05 Tháng 8 2011 07:17
(GDVN) - Hai thập kỷ qua, với sự trỗi dậy vượt bậc của Trung Quốc, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc thể hiện quan điểm nhất quán, quả quyết, và ngày một gân hấn để hiện thực hóa chiến lược kiểm soát tại Biển Đông.
Chiêu thức “tranh chấp cường độ thấp”
Cùng với sự hiện đại hóa và bánh chướng về sức mạnh quân sự, Trung Quốc đã và đang sử dụng nhiều chiêu thức để hiện thực hóa chiến lược đầy tham vọng tại Biển Đông. Chiến lược trên được thực hiện thông qua việc chiếm đóng bằng vũ lực, chế định các luật pháp, vẽ bản đồ, củng cố dần trên thực địa nhằm mở rộng vùng biển tranh chấp như lắp đặt các thiết và đặt biển báo biển, tiến hành các hoạt động thăm dò, bành trướng thế lực hải quân để gây sực ép nhằm đạt yêu sách, vv.
Chiến sĩ Hải quân Việt Nam tại quần đảo Trường Sa (nguồn: Internet) |
Trung quốc không ngừng tăng cường đòi yêu sách chủ quyền bằng cách uy hiếp và bằng sự kiên trì tới mức được gọi là “tăng cường đòi hỏi từng bước một”, “tranh chấp cường độ thấp”, hoặc “khôi phục dần lãnh thổ và uy hiếp mập mờ”.
Mấy năm trở lại đây Trung Quốc đẩy mạnh mục tiêu chiến lược thông qua nhiều hành động bành chướng và trắng trợn hơn, vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố ứng xử Biển Đông DOC năm 2002 như việc tuyên bố thành lập huyện Tam Sa vào tháng 12 năm 2007, lập các quy tắc hoạt động trên biển nhằm gây trở ngại cho các hoạt động của ngư dân Việt Nam và Philippines, lên tiếng công bố khu vực biển mà các nước đang có tranh chấp là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, đưa yêu sách “đường lưỡi bò” trước Liên hợp quốc hồi tháng 5 năm 2009 với mục đích kiểm soát thực chất trên 80% khu vực Biển Đông, xây dựng và lắp đặt các dàn khoan dầu khổng lồ tại Biển Đông, cắt đường giây cáp quan sát của tàu Bình Minh 02 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi tháng 5 năm 2011, vv.
“Điều Trung Quốc chưa ngờ tới!”
Hai thập kỷ qua, với sự trỗi dậy vượt bậc của Trung Quốc, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc thể hiện quan điểm nhất quán, quả quyết, và ngày một gân hấn để hiện thực hóa chiến lược kiểm soát tại Biển Đông. Tuy nhiên, trước đây các nước có tranh chấp và yêu sách tại vùng biển này gồm Việt Nam, Phillipines, Malaysia, và Brunei phản ứng chưa thực sự mạnh mẽ và chưa có tiếng nói chung.
Tuyên bố chung giữa các bên có tranh chấp tại Biển Đông (DOC) được thỏa thuận giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002 trên thực tế không đem lại các cam kết mang tính ràng buộc và không có chế tài xử lý vi phạm. Ngay cả Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc năm 1982, văn bản quan trọng nhất liên quan đến biển Đông, cũng có những điều khoản không rõ ràng chẳng hạn như Điều 121 nêu trên hay các quy định về họat động của tàu bè quân sự nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế.
Phương cách ASEAN (the ASEAN Way), đặc biệt là nguyên tắc không can thiệp vào chuyện nội bộ của nhau và tránh đưa ra những vấn đề dễ gây tranh cãi và nhạy cảm trên bàn nghị sự, đã thực sự tạo những rào cản cho ASEAN với tư cách là một tổ chức để đạt được tiếng nói chung nhằm giải quyết hiệu quả tranh chấp và đảm bảo lợi ích của các quốc gia thành viên ASEAN.
Thực trạng này đã trở thành cơ hội để Trung Quốc bành chướng thế lực quân sự, vi phạm trắng trợn Luật Biển của Liên hợp quốc nam 1982 và Tuyên bố ứng xử Biển Đông DOC năm 2002, uy hiếp các nước láng giềng nhằm đạt yêu sách có lợi cho mình và chỉ giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại song phương.
Tuy nhiên, điều thú vị là chính sự gây hấn và vi phạm trắng trợn các điều khoản đã được ký kết từ phía Trung Quốc trong mấy năm gần đây, đặc biệt là căng thẳng leo thang vừa qua, đã khiến Việt Nam và Philippines đưa ra những hành động cứng rắn hơn và đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế về vấn đề Biển Đông.
Giờ đây vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông không chỉ dừng lại ở đối thoại song phương như Trung Quốc thường quả quyết theo đuổi mà đã trở thành vấn đề liên quan đến hòa bình, ổn định an ninh khu vực Đông Á và sẽ được đưa lên bàn nghị sự tại các diễn đàn an ninh khu vực, đặc biệt là ARF, Shangri-la, và các diễn đàn khác trong khuôn khổ hợp tác ASEAN.
Quốc tế hóa vấn đề Biển Đông là hệ quả mà chính các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc có thể cũng không tính tới do hành động của mình. Đây là dấu hiệu tốt đẹp, là sự kiện có ý nghĩa không chỉ về mặt chính trị mà còn có giá trị thực tiễn về mặt pháp lý quốc tế.
Đây chính là thời điểm thuân lợi để các quốc gia ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, khẳng định tiếng nói, vị thế và vai trò của mình trước thách thức về “mối đe dọa từ Trung Quốc” và góp phần tích cực vào hòa bình và ổn định khu vực.
Tuyên bố chung giữa các bên có tranh chấp tại Biển Đông (DOC) được thỏa thuận giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002 trên thực tế không đem lại các cam kết mang tính ràng buộc và không có chế tài xử lý vi phạm. Ngay cả Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc năm 1982, văn bản quan trọng nhất liên quan đến biển Đông, cũng có những điều khoản không rõ ràng chẳng hạn như Điều 121 nêu trên hay các quy định về họat động của tàu bè quân sự nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế.
Phương cách ASEAN (the ASEAN Way), đặc biệt là nguyên tắc không can thiệp vào chuyện nội bộ của nhau và tránh đưa ra những vấn đề dễ gây tranh cãi và nhạy cảm trên bàn nghị sự, đã thực sự tạo những rào cản cho ASEAN với tư cách là một tổ chức để đạt được tiếng nói chung nhằm giải quyết hiệu quả tranh chấp và đảm bảo lợi ích của các quốc gia thành viên ASEAN.
Thực trạng này đã trở thành cơ hội để Trung Quốc bành chướng thế lực quân sự, vi phạm trắng trợn Luật Biển của Liên hợp quốc nam 1982 và Tuyên bố ứng xử Biển Đông DOC năm 2002, uy hiếp các nước láng giềng nhằm đạt yêu sách có lợi cho mình và chỉ giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại song phương.
Tuy nhiên, điều thú vị là chính sự gây hấn và vi phạm trắng trợn các điều khoản đã được ký kết từ phía Trung Quốc trong mấy năm gần đây, đặc biệt là căng thẳng leo thang vừa qua, đã khiến Việt Nam và Philippines đưa ra những hành động cứng rắn hơn và đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế về vấn đề Biển Đông.
Giờ đây vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông không chỉ dừng lại ở đối thoại song phương như Trung Quốc thường quả quyết theo đuổi mà đã trở thành vấn đề liên quan đến hòa bình, ổn định an ninh khu vực Đông Á và sẽ được đưa lên bàn nghị sự tại các diễn đàn an ninh khu vực, đặc biệt là ARF, Shangri-la, và các diễn đàn khác trong khuôn khổ hợp tác ASEAN.
Quốc tế hóa vấn đề Biển Đông là hệ quả mà chính các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc có thể cũng không tính tới do hành động của mình. Đây là dấu hiệu tốt đẹp, là sự kiện có ý nghĩa không chỉ về mặt chính trị mà còn có giá trị thực tiễn về mặt pháp lý quốc tế.
Đây chính là thời điểm thuân lợi để các quốc gia ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, khẳng định tiếng nói, vị thế và vai trò của mình trước thách thức về “mối đe dọa từ Trung Quốc” và góp phần tích cực vào hòa bình và ổn định khu vực.
Còn nữa
Nguyễn Hữu Quyết
------------------
*****
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét