Nguồn: Vef.vn
Đôi lời với bạn đọc:
Vụ tai nạn tàu cao tốc ở Trung cộng hôm 24/7, trong đó dư luận xôn xao nhà cầm quyền Trung cộng đã đập nát cả 6 toa xe và chôn ngay tại hiện trường cùng với người chết còn mắc kẹt trong đó... làm cả xã hội Trung cộng bất bình; có thể nói chính quyền cộng sản Trung cộng rất dã man ngay với nhân dân của họ, điều này thì ai cũng biết.
Đoạn video clip sau đây, chủ Blog sưu tâm để người Việt ta hiểu thêm về bản chất của giới lãnh đạo diều hâu ở Bắc Kinh; những bất ổn trong lòng Trung cộng càng gia tăng khi nhân dân Trung cộng hiểu được bản chất của vấn đề.
Vấn đề người Việt Nam ta cần quan tâm là: khi Trung cộng bất ổn đến đỉnh điểm, thì rất có thể họ khởi sự ở biển Đông Việt Nam... như nhiều chuyên gia đã phân tích, nhận định.
Vấn đề người Việt Nam ta cần quan tâm là: khi Trung cộng bất ổn đến đỉnh điểm, thì rất có thể họ khởi sự ở biển Đông Việt Nam... như nhiều chuyên gia đã phân tích, nhận định.
--------------------------------------------------------------------------
TRANH LUẬN ONLINE
(VEF.VN) - Vẫn còn khá sớm để đánh giá về xác suất có thể xảy ra của từng kịch bản. Tuy vậy, 3 kịch bản dưới đây vẫn là những khả năng cốt lõi với sự ảnh hưởng mang tính quyết định của các vấn đề kinh tế đối với vận động chính trị trong lòng xã hội Trung Quốc.
Sự oán thán của tầng lớp dưới
Những hậu quả trầm trọng về kinh tế bao giờ cũng kéo theo ảnh hưởng lớn lao về xã hội, hằn đậm trong ý thức của tầng lớp "dưới đáy" đối với lớp người giàu có - điều luôn có tiền lệ ở Trung Quốc. Rồi khi những hệ quả xã hội vốn không được giải quyết và lại có nguy cơ dẫn đến tình trạng xáo trộn và bùng nổ, khi đó tình thế của nền kinh tế mới thật sự trầm kha.
Tại Trung Quốc - một quốc gia được ví như "nước nghèo giàu có", rất nhiều người dân bị mất đất vào tay các doanh nghiệp bất động sản đã phải chứng kiến đất đai của họ bị thổi giá lên đến hàng chục lần so với giá đền bù. Đó cũng là điều mà Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã phải công khai thừa nhận là "sự oán giận của người dân" (có tác giả dịch là "sự căm phẫn của người dân").
Do đó, không có gì ngạc nhiên khi liên tiếp trong những tháng gần đây, tại Trung Quốc đã xảy ra hàng loạt vụ biểu tình của người dân khiếu kiện đất đai, của giới sinh viên ở Nội Mông, của người nhập cư ở Quảng Châu và Quảng Đông...
Trên tất cả, những vụ việc phản ứng của người dân, dù là người dân tộc thiểu số hay người Hán, đều xuất phát từ bất công xã hội được tích tụ theo thời gian và được đẩy lên quá ngưỡng chịu đựng của những nạn nhân bị trắng tay mà không nhìn thấy một tia sáng nào từ công lý.
Trong một số nghiên cứu trước đây về tình hình Trung Quốc, đa số các chuyên gia nước ngoài đều thừa nhận quốc gia này có hệ thống chính trị khá vững mạnh, trong đó xương sống của chế độ là sự trung thành của quân đội.
Tuy nhiên từ năm 1989 đến nay, thời gian đã trôi qua gần một phần tư thế kỷ. Đó là một khoảng thời gian đủ dài để nhiều chuyện thay đổi. Khác hẳn với năm 1989, tình trạng phân hóa giàu nghèo hiện nay ở Trung Quốc đã trở nên quá trầm trọng, sự đan xen hoàn toàn không rõ rệt giữa đường lối "chủ nghĩa xã hội hài hòa theo kiểu Trung Quốc" với quá nhiều bất công kinh tế và xã hội mà chỉ thường diễn ra vào thời kỳ đầu của "chủ nghĩa tư bản dã man" đã dần biến xã hội Trung Quốc thành một thứ nhà kho lộn xộn về ý thức hệ.
Trong bối cảnh lộn xộn đó, thật khó có được một đánh giá hoàn hảo về sự trung thành của quân đội, khi phần lớn sĩ quan và binh lính đều có gia đình và người thân liên quan đến sự thất vọng từ các bất công xã hội.
Văn Cầm Hải - một nhà văn và cũng là nhà nghiên cứu lịch sử sống ở nước ngoài - cho rằng chính sách ngoại giao lòng dân của Trung Quốc đã bị thất bại ở Tây Tạng. Trong một chuyến đến vùng Nội Mông, ông đã viết lại những ghi nhận của mình: "Trung Quốc cần có một sự thay đổi tận gốc quan điểm lịch sử và thời đại về sức mạnh và sự tồn tại hài hòa của mình với thế giới. Nếu không thay đổi, dù có bỏ ra hàng tỷ đô la, dù có hào nhoáng kết nối với chính quyền bản địa bằng những thỏa thuận hay kiềm chế chính trị nhưng không thể nào mua được lòng dân, Trung Quốc sẽ quỵ ngã bởi chính sức mạnh của mình"..
Chính trị không phải tự thân vận động, cũng như các nhóm đòi quyền dân chủ ở Trung Quốc sẽ khó có thể đạt được nguyện vọng của họ chỉ đơn thuần bằng những khẩu hiệu có vẻ hơi trừu tượng và ít liên hệ đến đời sống hàng ngày của tầng lớp bình dân. Nhưng nếu chính trị bị tác động bởi nguyên cớ xác đáng là những đói khổ, bức xúc, bất mãn xã hội thì tự thân chính trị có thể bị thay đổi. Trong trường hợp Trung Quốc, bức xúc xã hội lại bắt nguồn từ đời sống kinh tế và thu nhập - điều quá khó để có thể thay đổi vào lúc này.
Ba kịch bản
Vậy với những dấu hiệu và mầm mống đã và đang phát sinh trong lòng mình, liệu trong tương lai có thể xảy ra những kịch bản biến động nào ở quốc gia này?
Với chính thể Bắc Kinh, có lẽ yếu tố tiên quyết họ phải giữ bằng được là sự ổn định về kinh tế và làm dịu bớt những căng thẳng giàu - nghèo. Chẳng hạn, vào tháng 7/2011, chính phủ Trung Quốc đã thông báo một kế hoạch đầu tư đến 138 tỷ nhân dân tệ (21 tỷ USD) trong 5 năm tới để tài trợ cho 226 dự án lớn tại Tây Tạng, tập trung vào cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng và bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc trong 2-3 năm tới lại phụ thuộc rất lớn vào ba ẩn số là chỉ số lạm phát, mức tăng trưởng GDP và độ bền vững của thị trường bất động sản. Theo cách nhìn của chúng tôi, đối với trường hợp Trung Quốc trong bối cảnh thế giới hiện nay, kinh tế sẽ là yếu tố mang tính quyết định đến chính trị tại quốc gia này.
Thời gian trung hạn từ năm 2011 đến 2013 sẽ quyết định việc nền kinh tế Trung Quốc có vượt qua được thử thách lớn hay không. Trong thời gian đó, sự biến thiên của 3 ẩn số kinh tế lạm phát, GDP và bất động sản sẽ tác động trực tiếp đến phản ứng xã hội và do đó sẽ dẫn dắt dây chuyền sang hệ quả chính trị. Nếu các ẩn số này trở nên xấu hơn, kế hoạch đầu tư của chính quyền trung ương cho các vùng tự trị cũng đương nhiên bị hạn chế nhiều, đồng thời có thể dẫn đến cả sự thay đổi về đường lối và thậm chí là thể chế chính trị.
Tùy vào mức độ biến thiên của ba ẩn số trên, trong khoảng thời gian 2011-2013 và có thể sau đó 1-2 năm, nội tại Trung Quốc có thể xảy ra một số kịch bản biến động, được chúng tôi phân tích và dự báo dưới đây:
Kịch bản 1: Kinh tế ổn định, chính trị biến động nhẹ
Nền kinh tế duy trì được sự ổn định, lạm phát được kiểm soát dưới 10% trong năm 2011-2012, GDP tiếp tục duy trì mức tăng trưởng 9-9,5%, thị trường bất động sản không bị vỡ bong bóng, phần lớn các chính quyền địa phương thu xếp trả được nợ cho ngân hàng. Sự ổn định của nền kinh tế Trung Quốc cũng được hỗ trợ bởi khả năng nền kinh tế Mỹ và thế giới không bị rơi vào suy thoái kép.
Có một khả năng là ngay cả trường hợp nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái kép, kinh tế Trung Quốc, với tiềm lực mạnh mẽ và dự trữ ngoại hối tốt, vẫn có thể giữ được đà tăng trưởng và kềm chế được lạm phát.
Tuy nhiên khoảng chênh lệch giàu - nghèo và hố phân cách xã hội vẫn chưa được cải thiện so với hiện trạng, hoặc còn phải mất nhiều năm nữa mới được cải thiện. Do đó, về mặt xã hội, vẫn tiếp tục xảy ra những cuộc khiếu kiện đất đai, đình công, biểu tình quy mô nhỏ như tình trạng hiện nay.
Với những điều kiện kinh tế - xã hội trên, không khí chính trị tiếp tục duy trì ở mức độ bất ổn nhẹ (như hiện nay). Đây cũng là trường hợp mà một giáo sư kinh tế chính trị học của Đại học Havard - Dani Rodrik - cho rằng "Kinh tế tốt không phải luôn luôn là chính trị tốt" (Good economics need not always mean good).
Kịch bản 2: Kinh tế suy thoái, chính trị biến động tương đối mạnh
Nền kinh tế Trung Quốc không duy trì được sự ổn định khi mức tăng GDP giảm xuống còn 6-7%, chỉ số lạm phát tăng trên 10% trong năm 2011 và nặng nề hơn trong năm 2012, đồng thời thị trường bất động sản có dấu hiệu vỡ bong bóng, giá bất động sản giảm mạnh (trên 30%) và bắt đầu xuất hiện dấu hiệu tỷ lệ nợ xấu của các chính quyền địa phương đối với ngân hàng tăng lên.
Nền kinh tế thế giới rơi vào trạng thái suy thoái kép hoặc có dấu hiệu bị suy thoái kép.
Ứng với những điều kiện kinh tế trên, làn sóng bất mãn xã hội vốn tích tụ nhiều năm nay sẽ tăng lên đáng kể. Có khả năng xuất hiện nhiều hơn hẳn số lượng các cuộc khiếu kiện đất đai, đình công, cùng biểu tình đòi quyền dân chủ. Nếu các hoạt động mang tính phản ứng xã hội này có mối liên hệ và cộng hưởng vào một thời điểm nào đó thì có thể dẫn đến những cuộc biểu tình phức hợp, tạo thành phong trào phản kháng mạnh mẽ đa thành phần với quy mô lớn, dẫn đến xáo trộn khá mạnh về không khí chính trị và cũng có thể dẫn đến xung đột với hình thức bạo động, bạo loạn với các cơ quan chính quyền và cảnh sát tại một số tỉnh, thành phố.
Kịch bản trên vẫn có thể xảy ra đối với Trung Quốc ngay cả trong điều kiện nền kinh tế thế giới không bị rơi vào suy thoái kép.
Kịch bản 3: Kinh tế suy thoái, chính trị biến động mạnh
Trong trường hợp xấu nhất, nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái kép và kinh tế Trung Quốc cũng chịu hệ lụy tương ứng. Khi đó, GDP Trung Quốc có thể giảm xuống còn 4-5% và lạm phát tăng vọt từ 10-15%, kéo theo tỷ lệ thất nghiệp phi mã. Tình hình này gần như chắc chắn sẽ làm cho bong bóng bất động sản bùng vỡ, giá bất động sản giảm rất mạnh (trên 50% hoặc hơn) với thanh khoản kém.
Mặt khác, chính quyền địa phương gần như mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng, dẫn đến phản ứng dây chuyền về việc phá sản của một số ngân hàng lớn và làm chao đảo hệ thống tài chính quốc dân.
Những điều kiện kinh tế trên cũng là ngòi nổ cho các hoạt động phản ứng và phản kháng xã hội. Khiếu kiện đất đai, đình công và các biểu tình đòi quyền dân sinh, dân chủ sẽ trở thành các phong trào diễn ra liên tục, quy mô tăng dần, lan rộng tại nhiều tỉnh và thành phố, hoàn toàn có thể dẫn đến xung đột mạnh với chính quyền.
Hiện thời, vẫn còn khá sớm để đánh giá về xác suất có thể xảy ra của từng kịch bản trên, cũng như về sự biến thái của 3 kịch bản trên thành nhiều kịch bản khác. Tuy vậy theo quan điểm phân tích của chúng tôi, 3 kịch bản trên vẫn là những khả năng cốt lõi với sự ảnh hưởng mang tính quyết định của các vấn đề kinh tế đối với vận động chính trị trong lòng xã hội Trung Quốc.
Riêng đối với thị trường bất động sản của quốc gia này, theo một nghiên cứu của chúng tôi (bài "Bong bóng bất động sản Trung Quốc khi nào vỡ?") thời gian tồn tại của quả bong bóng này đã kéo dài khá lâu và đang tiến gần đến điểm vỡ. Thời điểm vỡ có thể bắt đầu vào tháng 10/2011 hoặc trong quý IV/2011.
------------------
*****
Chia sẻ
Trả lờiXóaThưa Trang chủ,
Tôi chia sẻ suy tư trong lời dẫn; Nhưng cũng xin bàn thêm.
Sự thực thì đến xã hội “hũ nút” như Nord Korea cũng không ai muốn nó “sụp đổ” mà chỉ mong nó tiến bộ hơn vì một sự sụp đổ sẽ tác động xấu đến chung quanh; Đây là tâm lý bình thường vì cũng chính là lo cho mình. (Nhân tiện cũng xin phản đối “nhiệt tình ... xé China thành nhiều mảnh”!)
Binh pháp nói “tri kỷ, tri bỉ” (biết mình, biết người) là đề cao việc tự biết mình. Nhà Hồ (Quý Ly) có nhiều người tài về kho học kỹ thuật, kinh tế, ... nhưng “chính sự phiền hà” mà thất bại. Nhà Nguyễn sắm “tàu sắt, tàu đồng” mà cuối cùng nền Độc lập vẫn phải giành lại bằng sự đồng tâm của LÒNG DÂN. Tôi cũng vui về Gepart 2 vì đó là cần thiết; Nhưng QUAN TRỌNG vẫn là cái muôn thuở trên kia.
Hãy để Dân Yêu Nước. - Mỗi ngày ... thêm một tí thôi, cũng được!
Thân mến.