++ Hãy đến với nhau bằng tấm lòng trung thực!++

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

Đất nước không nghèo mới lạ! Lương CEO ngân hàng 20 tỷ đồng/năm

Nguồn: tienphong.vn
Lương CEO ngân hàng 20 tỷ đồng/năm




TP - Cả nước hiện có hơn 50 ngân hàng thương mại cổ phần, tương ứng là ngần ấy tổng giám đốc điều hành (CEO). Tuy chưa có khảo sát đo cao thấp, nhưng có lẽ lương CEO ngân hàng 'khủng' nhất Việt Nam. Có CEO lương 20 tỷ đồng/năm.

Lĩnh lương
Lĩnh lương "khủng" song áp lực với các CEO ngân hàng cũng khủng khiếp không kém. Ảnh minh họa: Hồng Vĩnh.

 
Lương tháng 1,6 tỷ đồng


Giữa năm ngoái, thị trường “săn” đầu người phát sốt, khi ngân hàng cổ phần L. mới thành lập được vài năm, đang đà ăn nên làm ra, nên HĐQT ngỏ lời mời một trong hai CEO được xem là sáng giá nhất của giới ngân hàng, với mức lương được chào lên tới 1,5 triệu USD/năm (tương đương hơn 30 tỷ đồng). 


Vị phó chủ tịch HĐQT ngân hàng này kể với người viết: “Đúng là có việc chúng tôi đã sẵn sàng chi mức lương xấp xỉ 1,5 triệu USD/năm, để mời một trong hai vị đó nhưng rất tiếc cuối cùng họ đã từ chối”. 


Phân tích lý do, vị này thừa nhận có thể mức lương ngân hàng ông đưa ra gấp 3-4 lần mức lương CEO đó đang hưởng. Nhưng về quy mô, tầm ảnh hưởng, vị thế cũng như những lợi ích giá trị gia tăng khác (như thưởng cổ phiếu, tham gia vào dự án…) ngân hàng ông chưa thể so sánh được với các đối thủ. Còn bản thân một CEO nhận được lời mời trên, thẳng thắn: “Nếu có đi làm thuê tôi sẽ làm cho Tây chứ không chọn một ngân hàng Việt…”. 


Không “săn” được đầu người, cuối cùng ngân hàng này bèn chọn giải pháp đưa người trong nhà lên. Việc điều hành, về cơ bản vẫn chủ yếu do một tay HĐQT quyết định. Lẽ tất nhiên, mức luơng của CEO này chỉ nhỉnh hơn phần ông được lĩnh khi còn làm phó tổng một ngân hàng của nhà nước. 


Về nguyên tắc, lương của các CEO ngân hàng (trừ các ngân hàng thương mại của nhà nước) không bao giờ công khai mà đều theo thỏa thuận giữa các ông chủ ngân hàng với CEO. Tại thời điểm này, theo khảo sát và tìm hiểu chung có thể chia mặt bằng lương của các CEO ngân hàng cổ phần tư nhân trong nước làm ba loại: Vị trí quán quân đang thuộc về CEO của ngân hàng cổ phần T. với mức lương khủng lên tới 1 triệu USD/năm, tương ứng hơn 1,6 tỷ đồng/tháng. 


Mức thứ hai cũng thuộc về các CEO giỏi, đã có tên tuổi, với lương khoảng 20-30 ngàn USD/tháng (400- 600 triệu đồng); mức thứ ba phổ biến nhất xấp xỉ 10 ngàn USD/tháng (khoảng 200 triệu đồng) thuộc những ngân hàng tốp thứ ba. Còn lại, một số ngân hàng nhỏ ít tên tuổi, thu nhập của vị trí lãnh đạo dù khá khiêm tốn, nhưng cũng từ dăm chục đến cả trăm triệu đồng mỗi tháng. 


Đầu năm nay, danh sách lương và thu nhập của CEO các ngân hàng cổ phần đã được lập, tuy không tới mức triệu đô nhưng cũng đủ khiến cơ quan chức năng lưu tâm. Được biết, Ngân hàng Nhà nước cũng đã tìm hiểu bảng kê thu nhập này. 


Giới thạo tin thì phân tích: Lương bổng chỉ là một phần, trong thu nhập của các CEO, phải tính đến phần không nhỏ là cổ phiếu và quyền chọn mua cổ phiếu và tính theo thời chứng khoán còn ở đỉnh cao, có những thời điểm lên tới cả triệu USD.

Có CEO ngân hàng hưởng lương một tháng bằng lương vài chục năm đi làm của công chức thường Ảnh: Hồng Vĩnh
Có CEO ngân hàng hưởng lương một tháng bằng lương vài chục năm đi làm của công chức thường. Ảnh: Hồng Vĩnh.
 
Không có thời gian tiêu tiền


Hiện nay, ngoài cách trả lương theo thỏa thuận, giới chủ sở hữu ngân hàng còn kèm theo các khoản thưởng cho CEO trên tỷ lệ lợi nhuận mà ngân hàng kiếm được hằng năm. Và đương nhiên, lương cao đi đôi với áp lực công việc lớn.


Với các ngân hàng, CEO có vị trí vô cùng quan trọng. Theo một chuyên gia, các ông chủ thực sự của ngân hàng rất sợ người điều hành xuất sắc băn khoăn về chuyện tiền bạc làm phát sinh những vấn đề khác trong kinh doanh. Vì thế, trả lương và thưởng cao là một trong những cách đảm bảo sự ổn định về tâm lý. Tuy nhiên, tương ứng với mức lương là những đòi hỏi gắt gao. 


“Đã xác định ở vị trí CEO thì bản thân người đó gần như không thuộc về gia đình mà từ thể xác đến tâm trí đều “ăn- ngủ” cùng ngân hàng. Đi sớm về muộn là việc bình thường. Vào những thời điểm thị trường căng thẳng, về đến nhà vẫn phải ngóng tin tức xem thị trường lãi suất thế nào, tiền khan như thế, doanh nghiệp điêu đứng ra sao. Nói chung, lúc nào cũng bị ám ảnh căng thẳng về nguồn vốn, căng thẳng về lãi suất, về cạnh tranh dịch vụ, khách hàng”- Một lãnh đạo ngân hàng chia sẻ. 



Việc trả lương và thưởng lên tới triệu đôla cho một CEO giỏi không nên bàn cao hay thấp, cái cần quan tâm là hiệu quả làm việc của người đó ra sao. Nếu như trả lương triệu đô nhưng CEO đóng góp quan trọng trong việc làm ra lợi nhuận hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu USD thì tại sao lại không? Còn nếu CEO làm việc không hiệu quả thì lương một trăm USD cũng không xứng”- Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Cty chứng khoán Sài Gòn.

Hỏi sao không sử dụng thư ký cho những công việc này, ông này bảo bản thân không yên tâm mà phải tận mắt, tận tay tiếp cận với thông tin để sáng hôm sau đến trụ sở có thể đưa ra quyết sách nhanh và chính xác được. Đó là chưa kể, còn đạo đức nghề nghiệp của nhân viên, chuyện an ninh ngân hàng… ngày nào cũng phải lo ngay ngáy”- Ông than. 

Nói về áp lực của vị trí CEO, một tổng giám đốc ngân hàng đang nhận mức lương vài trăm triệu đồng/tháng thú thực, bản thân ông bận đến mức không có thời gian tiêu tiền. 

“Suốt ngày chỉ họp hành, ăn ngủ đồng hành trên các chuyến bay Bắc- Nam. Đầu óc lúc nào cũng bị cuốn theo các chỉ tiêu lợi nhuận. Hôm vừa rồi phải xong sơ kết 6 tháng đầu năm, các con số đạt chỉ tiêu đề ra, tôi mới có thể thở phào”- Ông chia sẻ. Theo ông, làm ngân hàng cũng là một nghiệp. Khi đã đam mê nó, người ta không thể từ bỏ nửa chừng. 

Tuy nhiên, cũng có vị thẳng thắn: “Bạn đừng nghĩ chúng tôi làm giàu được từ lương. Vì số tiền đó hằng tháng, chỉ đủ để chi tiêu con cái học hành, nhà cửa, xe cộ đi lại”. Theo ông, đa phần CEO ngân hàng đều có một đam mê thực sự với lĩnh vực buôn tiền. Không chỉ đơn giản là tìm kiếm lợi ích cho bản thân, họ hướng đến cái cao hơn là gây dựng, xây đắp một tên tuổi, thương hiệu. 

Nói về ngành ngân hàng, ông Phạm Phan Dũng, nguyên Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng (Bộ Tài chính) có lần chia sẻ: “Đây là môn khó nhất trong lĩnh vực kinh tế, thậm chí gọi là môn tinh vi nhất. Để kiếm được một CEO ngân hàng giỏi là cực khó”.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, cộng với cạnh tranh gay gắt, áp lực về lợi nhuận cũng như nỗi lo về nợ xấu luôn ám ảnh, chưa bao giờ giới CEO ngân hàng, nhất là ở những ngân hàng nhỏ, cảm thấy mệt mỏi như hiện nay. “Anh có chèo lái ngân hàng tốt, đạt kết quả kinh doanh khả quan đến mấy chỉ cần một món vay rơi vào nợ xấu, mất khả năng chi trả, anh có thể mất chức ngay lập tức”- Vẫn vị lãnh đạo ngân hàng trên chia sẻ. 

Ông tính đơn giản, sau đợt siết tín dụng phi sản xuất dưới ngưỡng 22% vừa rồi, cùng với việc không đạt chỉ tiêu kinh doanh, chắc chắn sẽ có nhiều chủ ngân hàng “thay ngựa giữa dòng”. Trừ một số rất ít CEO tài giỏi có cơ hội nhân tài sản và nâng số cổ phiếu sở hữu ngay tại chính ngân hàng đó lên mức trở thành một cổ đông có tiếng nói trọng lượng, còn đa phần, cho dù CEO ngân hàng thì vẫn chỉ là người làm thuê, và có thể bị “out” (ra ngoài) bất cứ lúc nào. 

Nhà nước chảy máu nhân tài
Việc trả lương trong giới ngân hàng chênh lệch một trời, một vực giữa ngân hàng cổ phần tư nhân với các ngân hàng cổ phần nhà nước (nhà nước nắm cổ phần chi phối).
Cùng là CEO, nhưng tại bốn ngân hàng Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank, thì mức lương của các CEO vẫn được nhà nước kiểm soát. Theo một nguồn tin, các CEO của các ngân hàng thuộc nhà nước đang hưởng mức thu nhập (lương và những khoản có tính chất lương) trên dưới 100 triệu đồng/tháng. 

Bởi thế, gần đây, nhiều lãnh đạo (thường là cấp phó) của các ngân hàng thương mại nhà nước xin nghỉ việc, chuyển ra làm CEO hoặc các vị trí chủ chốt của các ngân hàng cổ phần tư nhân để được trả lương cao.

Khánh Huyền
-----------------------------------------------

27/12/2010


Tản mạn về Vinashin & lãi suất ngân hàng

Nguyễn Hữu Quý
clip_image002
Có lẽ chỉ có Thống đốc NH mới hiểu thực trạng nền kinh tế?
(Ảnh: vnexpress.net, ngày 25/12/2010)
Ngày 25/12/2010 mạng Bauxite Việt Nam đăng bài “Vào năm 2011, Vinashin trả nợ hay tiếp tục khất nợ???”, của tác giả Lê Trung Thành, người có nhiều bài viết về Vinashin trên mạng Bauxite Việt Nam. Có thể nói, ngoài việc am hiểu về Vinashin, về lĩnh vực tài chính – ngân hàng, tác giả Lê Trung Thành còn có lối viết để những người không am hiểu về hai lĩnh vực này rất dễ hiểu và bị cuốn hút.
Là người theo dõi Vinashin, không chỉ vì khoản nợ khổng lồ của nó mà mọi người đã biết, sau khi sự kiện này đi ra từ diễn đàn QH, thực tình, là người VN ai cũng mong Vinashin qua cơn hoạn nạn, bởi vì, có lần người viết bài này đã từng nói “Việt Nam – một quốc gia biển thì không thể không có ngành công nghiệp đóng tàu…”, nhưng thực tế, Vinashin đang gặp muôn vàn khó khăn.

Đọc qua bài viết, tôi “thu hoạch” được các dữ liệu sau:

1. Nói về việc trả nợ của Vinashin:
Theo tác giả Lê Trung Thành, trong năm 2011, VNS cần có 300-350 triệu USD để thanh toán các khoản nợ nêu trên. Số tiền này không bao gồm phần trả lãi, gốc đã quá hạn hoặc đến hạn của rất nhiều ngân hàng thương mại và ngân hàng phát triển trong nước mà VNS đã vay mượn.


Khoản nợ phải trả gốc, trả lãi bình quân mỗi năm là 240-250 triệu USD sẽ kéo dài từ năm 2012 tới năm 2015.

Đến đầu năm 2016, VNS phải thanh toán đủ 750 triệu USD vay từ tháng 10-2005 cho các chủ nợ quốc tế. 

Năm 2017, đến hạn trả gần 10 ngàn tỷ đồng (tương đương 500 triệu USD) trái phiếu công ty mà VNS phát hành năm 2007.

2. Nói về lãi suất vay:
Nếu như ta biết rằng, lãi suất vay của Vinashin đối với các tổ chức tài chính nước ngoài chỉ là 4,50-5%/ năm (trích dẫn trong bài), mà đã đưa Vinashin đến tình trạng phá sản [tất nhiên nguyên nhân chính để Vinashin sụp đổ là ở góc độ khác], thì lãi suất tiền đồng VN mà các ngân hàng cho các doanh nghiệp VN vay ở mức 15-17%/ năm; thì việc doanh nghiệp VN không phá sản hàng loạt trong những năm tới thì mới là chuyện lạ?!

Cũng trong ngày 25/12, các báo đều đưa tin: Uỷ ban kinh tế và Thường trực QH làm việc với Thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Giàu, và báo vnexpress.net đã đăng bài “Thống đốc ngân hàng: Lạm phát không phải do quản lý tiền tệ”. Mặc dù không am hiểu về lĩnh vực này, nhưng theo tôi, chính cái tiêu đề bài báo này đã nói lên rằng, nền kinh tế nước nhà, xem ra là rất mong manh.

Có lẽ, chỉ có những người am hiểu về nó như Thống đốc Nguyễn Văn Giàu mới hiểu hết được, và nhìn khuôn mặt đăm chiêu của ông trong buổi “điều trần tại Văn phòng Quốc hội sáng 25/12” đã cho ta thấy điều đó.

Có một điều cũng rất lấy làm lạ, các báo nói rằng, “đây là lần đầu tiên y ban tổ chức một buổi làm việc như vậy”. Vậy thì, hoá ra, 65 năm qua, QH Việt Nam và UB kinh tế của QH xem như “khoán trắng” cho các Bộ, ngành trong điều hành hai lĩnh vực xương sống này (?!); phải chăng, có điều gì đó rất nghiêm trọng cho nên mới có “ngoại lệ” này?

Cũng trong bài “Thống đốc ngân hàng: Lạm phát không phải do quản lý tiền tệ”, có một câu phát biểu của cựu Thống đốc Ngân hàng, ông Cao Sỹ Kiêm, rằng, “Tôi thấy năm suy thoái ngân hàng cũng có lãi. Năm nay lạm phát cao mà nhiều ngân hàng vẫn lãi tới 2.000 tỷ đồng. Trong khi doanh nghiệp thì khó khăn. Nhìn vậy "ngứa mắt" lắm”.

Cũng vì tò mò, mà tôi đã viết một bài có tựa đề “Doanh nghiệp Việt Nam lao động chỉ để nuôi hệ thống ngân hàng?”, phải chăng đúng là như vậy?
Và nếu đúng vậy thì nguy to thật rồi!

Vì không phải là chuyên gia trên bất kỳ lĩnh vực nào và ngại đọc các tài liệu nghiệp vụ về tài chính – ngân hàng, nhưng là người Việt, tôi quan tâm đến đất nước thông qua việc theo dõi tình hình quan hệ VN-TQ, được biểu hiện trên các vấn đề như Biển Đông, dự án Bauxite Tây Nguyên, Innov Green… và tất nhiên, không quên quan sát sự vận hành của nền kinh tế, xã hội của đất nước nói chung…

Dự thảo “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH”, mà Đảng đã công bố lấy ý kiến rộng rãi, theo đó, Đảng vẫn khẳng định “Ði lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Ðảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh”, khẳng định “Nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”; phải chăng, một nền kinh tế mà “Với mức lãi suất hiện nay 17-18%, thậm chí 20-21%, dù là về lý thuyết lãi suất rất hợp lý…” là sản phẩm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng đang hướng đến (?!).

Và “…Năm nay lạm phát cao mà nhiều ngân hàng vẫn lãi tới 2.000 tỷ đồng. Trong khi doanh nghiệp thì khó khăn. Nhìn vậy "ngứa mắt" lắm”, … cũng là một mặt của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng đang hướng đến (?!).

Thế thì... Hu hu!!!

N. H. Q.
26.12.2010
------------------
*****


3 nhận xét:

  1. Quý ơi, mức lương khủng này không phải chỉ ở Việt Nam mà đối với các CEO ở các ngân hàng lớn trên thế giới cũng là mức lương khủng đấy. Đọc tin này thì khối CEO nước ngoài sẽ muốn qua Việt Nam làm việc.

    Trả lờiXóa
  2. Em đi ngủ đây bác Hòa ơi, bây giờ là 21 giờ bên đó thì phải, chúc bác ngủ ngon nhé!

    Trả lờiXóa
  3. Quý đi ngủ rồi à, chúc ngủ ngon để ngày mai đi "chú hôn".
    Mình nhờ Quý ngày mai góp vui vô đám cưới bài thơ mình "xuất" chiều nay bên "danlambao". Chả là khi biết được tên vợ thằng Minh,nói thằng Minh bây giờ ai cũng hiểu nó là thằng nào rồi, như thằng Xăm trong "Hòn Đất", mình cám khẩu ngay. Bài "Gữi em Thanh", trong phần bình luận của bài "Hậu Nguyễn Trí Đức", mình lấy tên "Dân phà Đen".

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm Blog này