++ Hãy đến với nhau bằng tấm lòng trung thực!++

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011

Nhất nhật vi lao, bán nhật vi lao





Đăng ngày: 13:45 09-09-2011
Thư mục: Thế sự
NguoiTroVe-danlambao.jpg
Một ngày cũng là tù, nửa ngày cũng là tù...
Nghe câu chuyện 5 ngày ở tù của chị Phương Bích khiến tôi rất xúc động. Thấy sinh hoạt những người nữ tù nhân dưới chế độ ta mà cũng bất hạnh như những người cùng cảnh ngộ trong các chế độ mà ta cho là thối nát, cần phải đánh đổ. Hình ảnh cũ đã được tái hiện trên một số tác phẩm văn nghệ của “Chủ nghiã hiện thực phải đạo (chữ của Hoàng Ngọc Hiến). Còn hình ảnh mới, nào có khác gì như đoạn chị Phương Bích mô tả sau đây:
Ngày trở nên dài vô tận. Đám bạn tù giải khuây bằng cách ngêu ngao hát những bài nhạc chế. Đối với họ thì quá quen, nhưng với tôi nó vô cùng thú vị. Nó chứng tỏ mỗi một con người dẫu rất bình thường nhưng đều có cái tài lẻ nào đó. Họ hát hay, lời chế rất linh hoạt, đượm buồn. Trong khi họ thản nhiên hát, tôi lúc cười, lúc lại che mặt giấu đi những giọt nước mắt. Thương nhất là bài hát về tử tù: “xin cha mẹ tha thứ cho con, phận làm con chữ hiếu chưa tròn...” kể về nước mắt người mẹ, về sự hối hận của đứa con, về mong muốn khi đã về bên kia thế giới, vẫn cố tìm đường trở về nhà qua làn khói, để rồi thấy bên bàn thờ bóng mẹ gầy và đàn em nhỏ thơ ngây...”(http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/09/phuong-bich-buoc-chan-vao-chon-nguc-tu_07.html)
Từ đó tôi mới ngộ ra, một nền văn nghệ mà xa rời cuộc sống thì có khác chi một kẻ dở người mộng du, luôn quay lưng lại với nỗi đau của đồng loại để cho cái xấu, cái ác mặc sức hoành hành. Tôi đã gửi cái còm trên blog của tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện để bày tỏ nỗi niềm của mình như thế này:
Thấy chị Phương Bích kể lại nhớ tới Phim Nguyễn Văn Trỗi Sống Mãi của đạo diễn Lý Thái Bảo và Bùi Đình Hạc làm từ thập niên 60. Bây giờ Lý Thái Bảo đã khuất còn Bùi Đình Hạc đã lên tột đỉnh vinh quang nhờ những phim như thế... Liệu NSND - Giải thưởng HCM - Bùi Đình Hạc nói riêng và các nhà biên kịch và đạo diễn của ĐAVN nói chung có dám viết kịch bản câu chuyện cảm động về các nữ tù nhân đang hát (nhưng không phải bài "Bài Ca Hy Vọng") như chị Bích tả không???” (11:24 Ngày 07 tháng 9 năm 2011)
Uoc_mo.jpg
Ước mơ hòa bình - Ảnh: Phạm Văn Mùi
Nhắc đến chuyện phim ảnh, tôi lại nhớ tới một nhà biên kịch và đạo diễn có tiếng ở cơ quan cũ của tôi. Anh bây giờ đã là Nghệ sỹ Nhân dân (NSND). Nhưng nếu người ngoại đạo chắc gì đã biết chuyện tù ngục của anh từ thuở hàn vi. Tôi muốn ôn lại chuyện này, tuy nhiên vì chưa xin phép anh nên đành cho được dấu tên thật để khỏi làm anh phải buồn phiền. Câu chuyện xẩy ra, khi tôi vừa chuyển từ phim Truyện về phim Tài liệu – Khoa học (5/1979), lúc anh vừa bị “bắt khẩn cấp” vì có liên quan dến một chuyên án “ăn cắp đồ c”. Đồ cổ là một con cóc bằng đồng hun đang trưng bày ở Bảo tàng của Thành phố Hải Phòng, bị kẻ gian đánh cắp, nhờ anh bán hộ. Do không biết xuất xứ của “cổ vật” nên anh đã bị “nhập kho”. Nghe tin anh bị bắt, ai cũng thương xót. Anh em trong cơ quan cử người, ngả mũ túc trực ngay ở chân cầu thang lối lên xuống để quyên tiền “cứu tế” gửi về cho vợ và 4 đứa con thơ nheo nhóc của anh ở Hải Phòng. Khoảng 3 tháng sau, anh được “tạm thaVì giá trị thực của con cóc chưa qúa 40 đồng (Thời đó lương tối thiểu của công nhân là 45 VNĐ/tháng). Nên không đủ tiêu chuẩn để toà cấp thấp nhất mang ra xử! (Tối thiểu để một vụ án được xử tại toà án Quận là giá trị đồ ăn cắp phải từ 40 VNĐ trở lên).
Ra khỏi trại giam anh sụt mất tới ngót chục ký. Câu chuyện anh kể với mọi người về những ngày lao tù thì tôi không tài nào quên được. Anh mô tả trong trại giam nơi anh lao lý, mỗi phòng giam có tới ba bốn chục người, nằm như cá đóng hộp ở trên các bục xi măng. Mỗi phòng như thế chỉ có một cửa sắt chính thông ra hành lang và một cửa sổ có song sắt chắc chắn ở gần sát trần nhà. Đã ngột ngạt, phòng giam thời đó không có nhà vệ sinh nên cả tiểu và đại tiện của mấy chục con người đều vào một chiếc hòm (thùng) bằng sắt tây. Được tù nhân gọi là “hòm tài liệu”. Những người mới vào như anh được phân công “gác hòm tài liệu”. Nghiã là nằm cạnh cái nơi đại tiểu tiện ấy. Mỗi sáng, mọi người đi cầu theo tuần tự: đại ca, phó đại ca, sĩ quan, lính (tay chân thân tín của đại ca), nhân dân (các trại viên thường). Tất cả đi xong thì người gác “hòm tài liệu” mới đến lượt. Sau đó thì phải vác “hòm tài liệu” đi đổ và cọ rửa sạch sẽ, trước khi mang trở lại phòng giam. Hôm sau lại tiếp tục công việc như vậy... cho tới khi phòng giam có tân binh mới nhập kho thì mới được đổi gác”...
Ngay buổi gác “hòm tài liệu” đầu tiên ấy đã khiến anh thấy ớn lạnh dọc sống lưng. Anh đang nghĩ mưu phải tìm cách thoát khỏi cực hình này thì gặp ngay đám lính hầu vừa đấm lưng vừa hầu chuyện tiếu lâm mua vui cho đại ca. Thấy cả câu chuyện lẫn tài kể chuyện nhạt hoét, anh mạnh dạn xung phong góp vui.
Nhờ uyên bác, đọc hàng bồ sách, lại có trí nhớ dai, với lối kể dí dủm hấp dẫn, anh đã nhanh chóng chinh phục cả phòng giam về những chuyện tiếu lâm cười rơi nước mắt của mình. Có lúc câu chuyện ly kỳ anh kể làm cả phòng giam há hốc như nuốt lấy từng lời. Nghe xong mới vài chuyện, đại ca đã gạ nhường chức “đi cầu” đầu tiên cho anh. Đổi lại mỗi ngày, tối thiểu anh phải kể một chuyện tiếu lâm và đọc một bài thơ cho cả phòng nghe. Anh chưa kịp phản ứng ra sao, cả phòng đồng loạt vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt.
Kể từ đó anh luôn được trọng vọng, nuông chiều và qúi mến của cả phòng. Chuyện của anh hấp dẫn tới độ ngay cả quản giáo và lính canh cũng lén tới nghe ké. Hôm biết tin anh được “tạm tha cả phòng giam tuyệt thực phản đối. Coi đó là sự bất hạnh to lớn đối với họ. Chỉ khi anh qùy xuống tạ ơn tình cảm đặc biệt của mọi người giành cho anh và xin họ đại xá thì cả phòng mới nguôi ngoai...
Ra tù, anh gặp may, đúng lúc ông Đoàn Duy Thành (Bí thư Thành uỷ Hải Phòng) đang phát động chính sách khoán nông nghiệp (khoán chui), anh xung phong đi thực tế vừa viết kịch bản vừa đạo diễn bộ phim “Một vùng đồng biển! Phim thành công gây tiếng vang cho Hải Phòng trong cả nước. Đang từ một nhà thơ, một anh biên kịch ẩn dật anh lừng lững trở thành một đạo diễn tên tuổi với hàng loạt phim rất thành công (cả với chức danh biên kịch và đạo diễn) ... và xứng đáng nhận danh hiệu NSND sau hơn chục năm làm ăn tấn tới.
Công thành danh toại, anh đã gặp lại những “cựu thù là những người công an đối thủ của anh khi xưa.
Nguyên nhân tai hoạ chính là cái tội ngông nghênh không coi ai ra gì. Cứ mỗi kỳ về Hải Phòng hàng mấy tháng dòng, anh đạp xích lô chở khách từ Hải Phòng xuống Đồ Sơn kiếm tiền nuôi con, mà không hề chung chi hay “biết điều” với thổ công. Đã thế còn thơ phú châm chọc gây thù chuốc oán với các anh ấy nữa. Vài tháng tù (oan) cảnh cáo như thế là nhẹ hều rồi, còn thắc mắc gì nữa? Tưởng vụ “buôn bán đồ ăn cắp đó là cái hạn. Hoá ra đó cũng là cơ may giúp anh tỉnh ngộ, thay đổi cách sống. Để vươn lên, làm nên những tác phẩm có tiếng để lại cho đời.
109218_300.jpg
Tác giả của "Một vùng đồng biển" - Tranh: Nguyễn Hoàng - Nguồn: news.go.vn
Nhân chuyện thành danh của tác giả phim “một vùng đồng biển, tôi lại nhớ tới chuyện một người tù ở xã (nay đã là phường) tại Hoà Hải-Hoà Vang Đà Nẵng năm xưa.
Thời đó trụ sở UBND xã Hoà Hải còn sơ sài lắm. Chỉ là căn nhà cấp 4 tuềnh toàng mọc lên giữa vùng cát trắng mênh mông ngay sát con lộ Đại Hàn nối TP Đà Nẵng với Thị xã Hội An. Lúc này ông Nguyễn Văn Chi (nguyên UVBCT-Trưởng Ban kiểm tra TƯ) mới chỉ là giám đốc sở Du lịch Quảng Nam Đà Nẵng thôi. Đen cho chúng tôi, vào Đà Nẵng làm phim Ngũ Hành Sơn lại đi sau đám Trung tâm Nghe nhìn của bà Phượng và nhạc sỹ danh tiếng Hoàng Vân. Khiến chúng tôi bị lép vế. Khi tiếp chúng tôi ở văn phòng của Sở Du lịch, ông Chi cứ đeo kính đen (tôi cứ tưởng ông ta bị đau mắt). Hoá ra đó là cách tiếp đón lạnh nhạt, như có ý đuổi khéo khiến cả 3 thành viên trong đoàn đều chán nản muốn bỏ ngay về Hà Nội cho rồi.
Tiếc cái công đã mang đầy đủ phim màu và máy móc vào đây mà phải về trả lại kho thì phí qúa. Tôi bàn với hai anh Thiệu (đạo diễn) và Sơn (chủ nhiệm) là ta cứ xin giấy giới thiệu của Sở Văn hoá, thuê xe lam trở thẳng xuống địa phương, nhờ họ giúp đỡ làm theo kiểu “thời chiến khi xưa, cứ gì phải ăn nghỉ ở khách sạn du lịch của ông Chi mới làm được phim? Với quyết tâm của tôi và anh Sơn nên anh Thiệu cũng đành xuôi chèo. Hôm đó, về tới Hoà Hải thì trời đã nhá nhem tối. Trụ sở vắng tanh, còn mỗi anh chủ tịch xã tên Hết đang dắt xe ra cửa. Thêm một anh trung niên đang ngồi hóng mát hành lang. Cứ tưởng ông thường trực, hoá ra đó là anh “tù tự giác tại xã. Một chân anh ta bị xích lủng liểng vào đầu chiếc ghế, có ổ khóa cẩn thận. Anh ta chỉ có thể di chuyển vòng quanh với bán kính khoảng 3 mét. Nhưng để xuống tới bếp để đun nước pha trà đãi khách từ trung ương Hà Nội vào đột xuất thế này thì đành chịu. Không có chìa mở khoá, bí qúa chủ tịch Hết đành xin lỗi khách, cùng anh tù mỗi người một đầu khiêng cả chiếc ghế băng xuống gian bếp cách đó mấy chục thước để anh tù đun nước phà trà....
Trà nước bàn bạc công việc xong, mới thấy chú Đình du kích xã từ nhà trưởng CA xã mang được chìa khoá về để toan “giải phóng sức lao động cho anh tù. Đêm đó chúng tôi kê ghế băng ngủ chung luôn với anh tù ở hiên nhà ủy ban. Chỉ khác, chân anh tù có sợi dây xích, còn chúng tôi thì được tự do. Ban ngày thì anh ta được mở khoá để quét tước dọn dẹp vườn sân quanh uỷ ban. Từ hôm chúng tôi đến anh lĩnh thêm nhiệm vụ “anh nuôi thổi cơm nấu nước cho chúng tôi rất chi là tươm tất. Khi đã quen nhau rồi tôi mới lân la hỏi chuyện làm sao mà bị “tù cải tạo như thế này? Anh trả lời, tội ăn cắp gà. Đúng ra tội không lớn lắm. Nhưng do tái phạm nhiều lần nên anh bị bắt đi cải tạo lao động 3 tháng (theo luật hiện hành của điạ phương). Đúng ra là phải lên trại tập trung ở trên huyện. Song do chiếu cố gia đình liệt sỹ, anh được lưu lại UB xã để làm lao công trong lúc cơ quan cũng đang thiếu người.
Tôi hỏi, ở đây anh có bị ngược đãi gì không?
Anh thật thà phi lộ, lúc đầu làm trái ý cán bộ thì cũng bị quát mắng. Nhưng nay mọi sự đều đã vào nề nếp thì không có vấn đề gì nữa. Anh còn tỏ ra thích được “cải tạo tại xã hơn vì thi thoảng đêm hôm còn được gặp vợ con tới thăm mà không phải mất công mất việc như những trường hợp nằm trại xa trên huyện trên tỉnh.
Hôm hoàn tất công việc, điạ phương có tổ chức bữa liên hoan chia tay nho nhỏ ở một nhà hàng gần đó, tôi rủ anh cùng đi cho vui. Anh không dám, vì tự biết thân phận của mình, cho dù tôi đã thuyết phục được cả Chủ tịch Hết lẫn Bí thư Khế. Tiễn chúng tôi ra xe về lại Đà Nẵng anh năng nổ xách giúp chúng tôi túi xách và đồ nghề. Xiết tay anh, tôi chúc anh cố gắng cải tạo tốt để sớm trở về làm ăn lương thiện và không còn phải gặp lại anh trong hoàn cảnh bất tiện như cái đêm đầu tiên nữa. Anh không nói năng gì. Nhưng trong khoé mắt đỏ hoe, rớm lệ của anh đã nói lên tất cả. Anh sống tình cảm thế, mà bây giờ tự dưng tôi lại đoảng tới mức quên mất cả tên anh.
Đầu năm 1988, sau gần 5 năm, nhân dịp đi dự LHP quốc gia lần VIII ở Đà Nẵng, tôi bớt chút thì giờ về Hoà Hải thăm lại những người xưa. Đáng tiếc, không gặp bất kể một người quen cũ nào ngoài bà mẹ của Nguyệt (người hoa tiêu đưa chúng tôi đi quay phim khi xưa). Hỏi thăm anh “tù cải tạo năm đó, bà nói bây giờ anh cải tà qui chính, chí thú làm ăn, trở thành người khá giả và rất có uy tín với bà con trong vùng. Thật mừng. Thật không uổng những câu chuyện dông dài những lúc trà dư hay cùng anh ngắm trăng thu ở mái hiên dưới chân ngọn Ngũ Hành Sơn diệu huyền. Cùng với sự nỗ lực vượt bực của bản thân, sự thương yêu giúp đỡ của nhiều người tốt xung quanh. Những câu chuyện nhỏ như “gác hòm tài liệu của tôi chắc cũng phần nào tác động, góp phần trong sự chuyến biến thần kỳ nơi con người anh (?).
P1060558.JPG
Bãi biển Non Nước-Ngũ Hành Sơn tháng 8.1983 (Chú Đình du kích đeo Ác quy đi phụ quay cho Gocomay)
Như phương ngôn nói “gần mực thì đen gần đèn thì rạng. Không biết những người mang trọng trách vẻ vang đi cải tạo và giáo hoá cho những kẻ tội phạm lỗi lầm (hay những người bị cho là như thế) sẽ nghĩ gì về cái câu mà một nữ chiến sỹ CA “vì nước quên thân vì dân phục vụ đã phát ngôn trước các đối tượng của mình như câu: Con kia! Mày không im mồm, tao mà không là công an tao tát vỡ mồm mày bây giờ”  (http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/09/phuong-bich-buoc-chan-vao-chon-nguc-tu_05.html). Thì thật không tưởng tượng nổi. Đó là sự việc diễn ra ở nhà giam CA Quận Hoàn Kiếm cuối tháng 8 lịch sử vừa qua. Nơi mà tất hầu như tất cả những người có trách nhiệm “hóa cải” những “tội phạm” đa phần đều thuộc diện “bị kỷ luật” như mô tả của Người Buôn Gió (tù ở quận -http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/190). Như vậy sẽ cải tạo đối tượng theo chiều hướng tốt lên hay xấu đi?
Để kết cho những câu chuyện “nhất nhật tại tù xin chép lại đây một đoạn bức thư của chị Phương Bích gửi ông Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo có đoạn như sau: “Người xưa có câu: Hiếu với cha mẹ mới chỉ là Trung hiếu, còn hiếu với đất nước mới là Đại hiếu. Tôi tuy chỉ là một người dân bé mọn, nhưng cũng xin được đặt chữ Đại hiếu làm đầu”.(http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/09/phuong-bich-buoc-chan-vao-chon-nguc-tu.html).
Không biết khi đọc được những dòng đại giác này, ông Thảo và các ông bà quản giáo có suy nghĩ gì? Khi mà nhân cách và hành xử của những người bị coi là “tội phạm” lại có những nét son, tỏ vô ngần. Vậy ông và những thuộc hạ của ông có cảm thấy tự vấn và tự thẹn mỗi khi được đối diện với những vầng trăng mùa thu tròn và sáng rỡ như thế không?
____________________________


------------------
*****

5 nhận xét:

  1. Thảo dược Hoàng Kỳ được xem là vị thuốc Đông Y quan trọng và hữu ích đối với sức khỏe đặc biệt là với những chàng trai Hoàng Kỳ, thảo dược quý dành cho các quý ông

    Trả lờiXóa
  2. Cám ơn bạn về bài viết, lời văn rất hay. Mời bạn ghé qua website ủng hộ mình nhé Gia sư Toán giỏi nhất tại Hà Nội

    Trả lờiXóa
  3. Các xu hướng công nghệ dành cho Android trong năm 2018
    Sang đến năm 2018 các nhà sản xuất đều hứa hẹn những tính năng tuyệt vời mới ấn tượng dành cho dòng điện thoại Android. Chúng bao gồm cả những cải tiến hơn nhiều so với năm 2017 cho đễn những tính năng hoàn thiện để có thể đáp ứng nhu cầu của người dùng.

    Trả lờiXóa
  4. Là Đặc Sản Quảng Bình nổi tiếng được trồng trên những cát trắng của Xã Hải Ninh, Huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng , khoai deo Hải Ninh nổi tiếng khắp ba miền bởi hương vị thơm ngon hảo hạng mà hiếm có loại khoai deo nào sánh bằng. Nguồn gốc khoai nguyên liệu tạo nên hương vị của khoai deo. Có lẽ chính cái nắng, cái gió từ tự nhiên đã tạo nên hương vị đặc biệt: bùi bùi, vị ngọt lắng sâu trong làm mê mẩn thực khách. Khoai Deo Hải Ninh, Quảng Bình là món quà tinh tế gửi tặng bạn hiền, tri kỷ, gửi gắm biết bao tình cảm chân thành của mảnh đất và con người miền nắng và gió Quảng Bình. Là một người con của vùng đất Hải Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình, Chúng tôi mong muốn được góp một phần nhỏ bé của mình vào việc quảng bá đặc sản quê hương đến mọi miền tổ quốc. Chúng tôi chuyên cung cấp sản phẩm Khoai Deo Hải Ninh với chất lượng vượt trội, được thu mua tận nơi sản xuất. Đảm bảo không sử dụng các chất có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.Chúng tôi mong muốn được phục vụ quý khách hàng trên toàn quốc một các tốt nhất. Nếu quý khách có nhu cầu mua sản phẩm giá sỉ, vui lòng liên hệ với Hotline để đươc tư vấn
    Thông tin liên hệ khoai deo quảng bình giá bao nhiêu: Tiểu Khu 5, thị trấn Quán Hàu, Quảng Ninh, Quảng Bình
    Hotline: 0979.453.416 (Ms Trúc)
    Fanpage: https://www.facebook.com/khoaideongonquangbinh

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm Blog này